Các chính sách lao động - việc làm ở Việt Nam đã có sự chuyển đổi theo hướng thích ứng với già hóa dân số như tăng tuổi nghỉ hưu, khuyến khích kéo dài cuộc đời lao động. Bài báo này áp dụng mô hình lý thuyết già hóa thành công tại nơi làm việc của Kooij (2015) để đánh giá ảnh hưởng của các chiến lược kép an ninh - linh hoạt việc làm tới lợi ích của lao động cao tuổi tại nơi làm việc thông qua khảo sát các doanh nghiệp ở Hà Nội, Thái Bình, và Ninh Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác nhau về chiến lược linh hoạt giữa các ngành. Ngành vận tải và dịch vụ viễn thông ưu tiên cho sự linh hoạt trong tuyển dụng. Ngành giáo dục và y tế tập trung vào chiến lược “giảm nhẹ”, trong khi ngành cơ khí-xây dựng chưa thực sự thể hiện rõ chiến lược. Các chiến lược “linh hoạt công việc” có vai trò quan trọng nhất trong duy trì lợi ích cho lao động cao tuổi, sau đó là chiến lược “linh hoạt việc làm”, cuối cùng là chiến lược “linh hoạt thù lao”.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Các chính sách lao động - việc làm ở Việt Nam đã có sự chuyển đổi theo hướng thích ứng với già hóa dân số như tăng tuổi nghỉ hưu, khuyến khích kéo dài cuộc đời lao động. Bài báo này áp dụng mô hình lý thuyết già hóa thành công tại nơi làm việc của Kooij (2015) để đánh giá ảnh hưởng của các chiến lược kép an ninh - linh hoạt việc làm tới lợi ích của lao động cao tuổi tại nơi làm việc thông qua khảo sát các doanh nghiệp ở Hà Nội, Thái Bình, và Ninh Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác nhau về chiến lược linh hoạt giữa các ngành. Ngành vận tải và dịch vụ viễn thông ưu tiên cho sự linh hoạt trong tuyển dụng. Ngành giáo dục và y tế tập trung vào chiến lược “giảm nhẹ”, trong khi ngành cơ khí-xây dựng chưa thực sự thể hiện rõ chiến lược. Các chiến lược “linh hoạt công việc” có vai trò quan trọng nhất trong duy trì lợi ích cho lao động cao tuổi, sau đó là chiến lược “linh hoạt việc làm”, cuối cùng là chiến lược “linh hoạt thù lao”.