Sử dụng dữ liệu tổng điều tra kinh tế 2012 và 2017 của Tổng cục Thống kê, nghiên cứu này xem xét tác động của kinh tế số đối với năng suất lao động của các ngành kinh tế qua hai phương pháp (i) ước lượng tác động ngẫu nhiên (REM) và (ii) điểm xu hướng (PSM). Kết quả cho thấy kinh tế số có ý nghĩa thống kê và tác động tích cực đến doanh nghiệp toàn nền kinh tế cũng như trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên, có sự khác biệt về mức độ tác động giữa các ngành. Thông tin - truyền thông và Khoa học - công nghệ là hai ngành tận dụng tốt nhất kinh tế số để gia tăng năng suất lao động, trong khi đó, ngành nông lâm thủy sản; và chế biến chế tạo là hai ngành có mức độ tác động của kinh tế số là thấp nhất. Các kết quả này mở ra hàm ý chính sách trong giai đoạn tới nhằm tận dụng tốt các cơ hội từ kinh tế số để thúc đẩy gia tăng năng suất lao động của các ngành và toàn nền kinh tế.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Sử dụng dữ liệu tổng điều tra kinh tế 2012 và 2017 của Tổng cục Thống kê, nghiên cứu này xem xét tác động của kinh tế số đối với năng suất lao động của các ngành kinh tế qua hai phương pháp (i) ước lượng tác động ngẫu nhiên (REM) và (ii) điểm xu hướng (PSM). Kết quả cho thấy kinh tế số có ý nghĩa thống kê và tác động tích cực đến doanh nghiệp toàn nền kinh tế cũng như trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên, có sự khác biệt về mức độ tác động giữa các ngành. Thông tin - truyền thông và Khoa học - công nghệ là hai ngành tận dụng tốt nhất kinh tế số để gia tăng năng suất lao động, trong khi đó, ngành nông lâm thủy sản; và chế biến chế tạo là hai ngành có mức độ tác động của kinh tế số là thấp nhất. Các kết quả này mở ra hàm ý chính sách trong giai đoạn tới nhằm tận dụng tốt các cơ hội từ kinh tế số để thúc đẩy gia tăng năng suất lao động của các ngành và toàn nền kinh tế.