Kinh tế chia sẻ (sharing economy) được bàn luận nhiều ở Việt Nam trong thời gian gần đây và Chính phủ Việt Nam thống nhất xây dựng đề án thí điểm cho một số lĩnh vực hoạt động. Bên cạnh lĩnh vực vận tải với các thương hiệu như Grab, GoViet, Be, lĩnh vực dịch vụ lưu trú có mô hình AirBnB, chia sẻ nhà ở với sự tham gia của nhiều khách sạn và các cơ sở lưu trú. Mô hình Airbnb tại Việt Nam đã đem đến rất nhiều ích lợi cho cả người cho thuê và người đi thuê. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra không ít rủi ro, thách thức đối với người dùng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Nghiên cứu này tập trung phân tích thực tiễn mô hình kinh doanh của AirBnB dưới góc độ pháp lý nhằm làm rõ mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong mô hình thông qua việc phân tích mô hình kinh doanh và để đưa ra những đề xuất và kiến nghị đối với các bên có liên quan.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Kinh tế chia sẻ (sharing economy) được bàn luận nhiều ở Việt Nam trong thời gian gần đây và Chính phủ Việt Nam thống nhất xây dựng đề án thí điểm cho một số lĩnh vực hoạt động. Bên cạnh lĩnh vực vận tải với các thương hiệu như Grab, GoViet, Be, lĩnh vực dịch vụ lưu trú có mô hình AirBnB, chia sẻ nhà ở với sự tham gia của nhiều khách sạn và các cơ sở lưu trú. Mô hình Airbnb tại Việt Nam đã đem đến rất nhiều ích lợi cho cả người cho thuê và người đi thuê. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra không ít rủi ro, thách thức đối với người dùng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Nghiên cứu này tập trung phân tích thực tiễn mô hình kinh doanh của AirBnB dưới góc độ pháp lý nhằm làm rõ mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong mô hình thông qua việc phân tích mô hình kinh doanh và để đưa ra những đề xuất và kiến nghị đối với các bên có liên quan.