Nghiên cứu sử dụng lý thuyết kỳ vọng để kiểm tra các yếu tố chính thúc đẩy giảng viên tiến hành nghiên cứu khoa học. Kết quả hồi quy được khảo sát từ 475 giảng viên các trường đại học tại Hà Nội, Việt Nam, cho thấy các giảng viên được thúc đẩy bởi “sự hấp dẫn bên trong” nhiều hơn “sự hấp dẫn bên ngoài”. Đặc biệt nghiên cứu đã phát hiện kỳ vọng (E – yếu tố còn nhiều tranh cãi ở các nghiên cứu trước) có tác động tích cực và đáng kể đến động lực nghiên cứu của giảng viên. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: (a) động lực nghiên cứu của các Giáo sư và Phó Giáo sư cao hơn giảng viên khác, thêm vào đó đối với nhóm Giáo sư và Phó Giáo sư thì nhân tố “sự hấp dẫn bên trong” cao hơn nhóm giảng viên khác và (b) không có mối quan hệ giữa động lực nghiên cứu và tuổi cũng như giới tính.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Nghiên cứu sử dụng lý thuyết kỳ vọng để kiểm tra các yếu tố chính thúc đẩy giảng viên tiến hành nghiên cứu khoa học. Kết quả hồi quy được khảo sát từ 475 giảng viên các trường đại học tại Hà Nội, Việt Nam, cho thấy các giảng viên được thúc đẩy bởi “sự hấp dẫn bên trong” nhiều hơn “sự hấp dẫn bên ngoài”. Đặc biệt nghiên cứu đã phát hiện kỳ vọng (E – yếu tố còn nhiều tranh cãi ở các nghiên cứu trước) có tác động tích cực và đáng kể đến động lực nghiên cứu của giảng viên. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: (a) động lực nghiên cứu của các Giáo sư và Phó Giáo sư cao hơn giảng viên khác, thêm vào đó đối với nhóm Giáo sư và Phó Giáo sư thì nhân tố “sự hấp dẫn bên trong” cao hơn nhóm giảng viên khác và (b) không có mối quan hệ giữa động lực nghiên cứu và tuổi cũng như giới tính.