Sử dụng số liệu điều tra đối với 191 hộ dân sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả kỹ thuật và nhận diện nguồn gốc của sự kém hiệu quả trong sản xuất chè an toàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình trong sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương là 68,47% và biến động trong khoảng 28,10 − 89,91%. Với việc sử dụng hợp lý các yếu tố sản xuất và kỹ thuật hiện có, hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất chè an toàn có khả năng được cải thiện đáng kể. Các yếu tố thu nhập, tuổi, kinh nghiệm trồng chè của chủ hộ, tập huấn, và tham gia các tổ chức kinh tế xã hội đóng góp tích cực vào việc cải thiện hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè an toàn. Việc sử dụng giống chè bản địa (giống Trung du) có tác động ngược chiều tới hiệu quả kỹ thuật. Các hộ dân tộc thiểu số có hiệu quả kỹ thuật thấp hơn so với các hộ dân tộc Kinh.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Sử dụng số liệu điều tra đối với 191 hộ dân sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả kỹ thuật và nhận diện nguồn gốc của sự kém hiệu quả trong sản xuất chè an toàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình trong sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương là 68,47% và biến động trong khoảng 28,10 − 89,91%. Với việc sử dụng hợp lý các yếu tố sản xuất và kỹ thuật hiện có, hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất chè an toàn có khả năng được cải thiện đáng kể. Các yếu tố thu nhập, tuổi, kinh nghiệm trồng chè của chủ hộ, tập huấn, và tham gia các tổ chức kinh tế xã hội đóng góp tích cực vào việc cải thiện hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè an toàn. Việc sử dụng giống chè bản địa (giống Trung du) có tác động ngược chiều tới hiệu quả kỹ thuật. Các hộ dân tộc thiểu số có hiệu quả kỹ thuật thấp hơn so với các hộ dân tộc Kinh.