Năm 2018, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,08%, cao nhất trong vòng hơn một thập niên vừa qua, đồng thời chất lượng tăng trưởng đã có cải thiện. Những động lực đóng góp chính vào tăng trưởng, về phía sản xuất là khu vực FDI với ngành công nghiệp chế biến chế tạo, về phía chi tiêu là tiêu dùng nội địa và thặng dư thương mại. Tuy nhiên, cải thiện môi trường kinh doanh có dấu hiệu chững lại, khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục gặp nhiều khó khăn và rào cản phát triển. Lạm phát và tỷ giá mặc dù nằm trong phạm vi điều chỉnh dự kiến, nhưng đã đương đầu nhiều sức ép, dư địa chính sách tiền tệ và tài khóa đang bị thu hẹp. Trong năm 2019 và những năm sắp tới, Chính phủ cần kiên định để có những đột phá trong cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh một cách thực chất cho khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời nâng cao khả năng chống đỡ của nền kinh tế đối với những biến động bất ổn từ thế giới
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Năm 2018, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,08%, cao nhất trong vòng hơn một thập niên vừa qua, đồng thời chất lượng tăng trưởng đã có cải thiện. Những động lực đóng góp chính vào tăng trưởng, về phía sản xuất là khu vực FDI với ngành công nghiệp chế biến chế tạo, về phía chi tiêu là tiêu dùng nội địa và thặng dư thương mại. Tuy nhiên, cải thiện môi trường kinh doanh có dấu hiệu chững lại, khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục gặp nhiều khó khăn và rào cản phát triển. Lạm phát và tỷ giá mặc dù nằm trong phạm vi điều chỉnh dự kiến, nhưng đã đương đầu nhiều sức ép, dư địa chính sách tiền tệ và tài khóa đang bị thu hẹp. Trong năm 2019 và những năm sắp tới, Chính phủ cần kiên định để có những đột phá trong cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh một cách thực chất cho khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời nâng cao khả năng chống đỡ của nền kinh tế đối với những biến động bất ổn từ thế giới