Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện và tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam trong giai đoạn từ 1980-2014. Bài viết ứng dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ ARDL (Autoregressive Distributed Lag) để kiểm tra đồng liên kết giữa các biến và phân tích quan hệ nhân quả Granger theo phương pháp của Toda & Yamamoto. Kết quả kiểm định cho thấy có đồng liên kết trong dài hạn giữa các biến, đồng thời phân tích nhân quả Granger tìm thấy tác động một chiều của tiêu thụ điện tác động đến tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi tìm thấy bằng chứng thống kê là tiêu thụ điện có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả này gợi ý cho các cơ quan quản lý cần có chiến lược đầu tư cho lĩnh vực điện và phát triển các nguồn năng lượng mới thay thế để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong tương lai.;
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện và tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam trong giai đoạn từ 1980-2014. Bài viết ứng dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ ARDL (Autoregressive Distributed Lag) để kiểm tra đồng liên kết giữa các biến và phân tích quan hệ nhân quả Granger theo phương pháp của Toda & Yamamoto. Kết quả kiểm định cho thấy có đồng liên kết trong dài hạn giữa các biến, đồng thời phân tích nhân quả Granger tìm thấy tác động một chiều của tiêu thụ điện tác động đến tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi tìm thấy bằng chứng thống kê là tiêu thụ điện có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả này gợi ý cho các cơ quan quản lý cần có chiến lược đầu tư cho lĩnh vực điện và phát triển các nguồn năng lượng mới thay thế để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong tương lai.;