Nghiên cứu này ước lượng ảnh hưởng của thương mại quốc tế đến cầu lao động trong doanh nghiệp thông qua việc sử dụng mô hình phân tích ảnh hưởng thương mại quốc tế đến cầu lao động do Basu & cộng sự (2005) dựa trên Hamermesh (1993) đề xuất. Cụ thể, nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của chỉ số thương mại nội ngành và chỉ số định hướng xuất khẩu và thâm nhập nhập khẩu đến cầu lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả ước lượng mô hình tác động cố định với số liệu điều tra doanh nghiệp từ năm 2012 đến 2015 của Tổng cục thống kê cho thấy tồn tại hệ số co giãn cầu lao động theo doanh thu, theo tiền lương. Doanh nghiệp trong các ngành hướng đến thương mại nội ngành thì cầu lao động sẽ tăng mạnh trong dài hạn và tăng nhẹ trong ngắn hạn. Kết quả không tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của định hướng xuất khẩu đến cầu lao động, nhưng thâm nhập nhập khẩu cao có tác động tích cực đến cầu lao động.;
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Nghiên cứu này ước lượng ảnh hưởng của thương mại quốc tế đến cầu lao động trong doanh nghiệp thông qua việc sử dụng mô hình phân tích ảnh hưởng thương mại quốc tế đến cầu lao động do Basu & cộng sự (2005) dựa trên Hamermesh (1993) đề xuất. Cụ thể, nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của chỉ số thương mại nội ngành và chỉ số định hướng xuất khẩu và thâm nhập nhập khẩu đến cầu lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả ước lượng mô hình tác động cố định với số liệu điều tra doanh nghiệp từ năm 2012 đến 2015 của Tổng cục thống kê cho thấy tồn tại hệ số co giãn cầu lao động theo doanh thu, theo tiền lương. Doanh nghiệp trong các ngành hướng đến thương mại nội ngành thì cầu lao động sẽ tăng mạnh trong dài hạn và tăng nhẹ trong ngắn hạn. Kết quả không tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của định hướng xuất khẩu đến cầu lao động, nhưng thâm nhập nhập khẩu cao có tác động tích cực đến cầu lao động.;