Bài viết này sử dụng phương pháp kết nối điểm xu hướng (PSM) để xác định các nhân tố quyết định khả năng tham gia hai nhóm chính sách hỗ trợ tư liệu sản xuất (HTTLSX) và hỗ trợ thu nhập (HTTN) và phương pháp khác biệt kép (DID) để đánh giá tác động của các chính sách này đến phúc lợi hộ gia đình ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các chính sách hỗ trợ tuy chưa cải thiện phúc lợi của các hộ tham gia chính sách trong giai đoạn nghiên cứu một cách rõ ràng, nhưng xu hướng tác động là tích cực theo thời gian. Đáng chú ý là, mặc dù các chính sách này không làm tăng tổng thu nhập hay tổng chi tiêu của các hộ tham gia chính sách, nhưng làm tăng đáng kể thành phần thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với nhóm được hỗ trợ về tư liệu sản xuất, đồng thời làm tăng chi tiêu cho hàng hóa lâu bền và dịch vụ y tế so với các hộ không được nhận hỗ trợ.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Bài viết này sử dụng phương pháp kết nối điểm xu hướng (PSM) để xác định các nhân tố quyết định khả năng tham gia hai nhóm chính sách hỗ trợ tư liệu sản xuất (HTTLSX) và hỗ trợ thu nhập (HTTN) và phương pháp khác biệt kép (DID) để đánh giá tác động của các chính sách này đến phúc lợi hộ gia đình ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các chính sách hỗ trợ tuy chưa cải thiện phúc lợi của các hộ tham gia chính sách trong giai đoạn nghiên cứu một cách rõ ràng, nhưng xu hướng tác động là tích cực theo thời gian. Đáng chú ý là, mặc dù các chính sách này không làm tăng tổng thu nhập hay tổng chi tiêu của các hộ tham gia chính sách, nhưng làm tăng đáng kể thành phần thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với nhóm được hỗ trợ về tư liệu sản xuất, đồng thời làm tăng chi tiêu cho hàng hóa lâu bền và dịch vụ y tế so với các hộ không được nhận hỗ trợ.