Bài viết này tìm hiểu mức độ chuyển dịch biến động của tỷ giá hối đoái đến các mức giá nhập khẩu của Việt Nam, sử dụng số liệu thương mại song phương hàng tháng từ tháng 01/2005 đến tháng 12/2015. Nhóm tác giả sử dụng 310 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chi tiết ở mức độ HS-6 chữ số sau đó gộp vào 70 nhóm hàng chi tiết ở mức độ HS-4 chữ số thuộc 6 nhóm ngành hàng là “bông”; “quần áo, hàng may mặc phụ trợ”; “sắt thép”; “máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng”; “sản phẩm điện tử” và “phụ tùng vận tải, máy kéo”. Kết quả thu được từ mô hình hồi quy dữ liệu mảng tác động cố định cho thấy đồng Nhân dân tệ (CNY) đã được sử dụng phổ biến trong thanh toán đối với nhóm ngành hàng “quần áo, hàng may mặc phụ trợ” và “phụ tùng vận tải, máy kéo”. Do đó, các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam cần có chiến lược phòng ngừa rủi ro do biến động tỷ giá VND/CNY gây ra. Đối với những nhóm ngành hàng còn lại, đồng đô la Mỹ (USD) được sử dụng phổ biến là đồng tiền thanh toán. Mức độ chuyển dịch biến động tỷ giá đến giá nhập khẩu của Việt Nam là tương đối cao đối với một số mặt hàng cụ thể. Chính vì vậy, các nhà nhập khẩu Việt Nam cũng cần quan tâm tới việc phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá giữa VND/USD khi nhập khẩu những mặt hàng này.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Bài viết này tìm hiểu mức độ chuyển dịch biến động của tỷ giá hối đoái đến các mức giá nhập khẩu của Việt Nam, sử dụng số liệu thương mại song phương hàng tháng từ tháng 01/2005 đến tháng 12/2015. Nhóm tác giả sử dụng 310 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chi tiết ở mức độ HS-6 chữ số sau đó gộp vào 70 nhóm hàng chi tiết ở mức độ HS-4 chữ số thuộc 6 nhóm ngành hàng là “bông”; “quần áo, hàng may mặc phụ trợ”; “sắt thép”; “máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng”; “sản phẩm điện tử” và “phụ tùng vận tải, máy kéo”. Kết quả thu được từ mô hình hồi quy dữ liệu mảng tác động cố định cho thấy đồng Nhân dân tệ (CNY) đã được sử dụng phổ biến trong thanh toán đối với nhóm ngành hàng “quần áo, hàng may mặc phụ trợ” và “phụ tùng vận tải, máy kéo”. Do đó, các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam cần có chiến lược phòng ngừa rủi ro do biến động tỷ giá VND/CNY gây ra. Đối với những nhóm ngành hàng còn lại, đồng đô la Mỹ (USD) được sử dụng phổ biến là đồng tiền thanh toán. Mức độ chuyển dịch biến động tỷ giá đến giá nhập khẩu của Việt Nam là tương đối cao đối với một số mặt hàng cụ thể. Chính vì vậy, các nhà nhập khẩu Việt Nam cũng cần quan tâm tới việc phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá giữa VND/USD khi nhập khẩu những mặt hàng này.