Bài báo này sử dụng dữ liệu của 102 quốc gia, giai đoạn 2000-2013 để xem xét mối quan hệ giữa yếu tố độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, tác giả cũng xem xét mối quan hệ này dưới sự kiểm soát các yếu tố vĩ mô khác như đầu tư, tăng trưởng dân số, lạm phát, chi tiêu chính phủ, đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDP bình quân đầu người đầu kì, tín dụng và các yếu tố thể chế. Kết quả cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa yếu tố độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, kết quả hồi quy của các biến tương tác cho thấy hiệu ứng tăng trưởng do mở rộng hội nhập thương mại trở nên mạnh hơn trong điều kiện quy mô vốn đầu tư cố định cao hơn, GDP bình quân đầu người cao hơn, mức độ kiểm soát tham nhũng tốt hơn. Ngược lại, hiệu ứng tăng trưởng do mở rộng hội nhập thương mại trở nên yếu hơn trong điều kiện tăng trưởng dân số nhanh hơn, quy mô tín dụng lớn hơn, tính pháp quyền tốt hơn.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Bài báo này sử dụng dữ liệu của 102 quốc gia, giai đoạn 2000-2013 để xem xét mối quan hệ giữa yếu tố độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, tác giả cũng xem xét mối quan hệ này dưới sự kiểm soát các yếu tố vĩ mô khác như đầu tư, tăng trưởng dân số, lạm phát, chi tiêu chính phủ, đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDP bình quân đầu người đầu kì, tín dụng và các yếu tố thể chế. Kết quả cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa yếu tố độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, kết quả hồi quy của các biến tương tác cho thấy hiệu ứng tăng trưởng do mở rộng hội nhập thương mại trở nên mạnh hơn trong điều kiện quy mô vốn đầu tư cố định cao hơn, GDP bình quân đầu người cao hơn, mức độ kiểm soát tham nhũng tốt hơn. Ngược lại, hiệu ứng tăng trưởng do mở rộng hội nhập thương mại trở nên yếu hơn trong điều kiện tăng trưởng dân số nhanh hơn, quy mô tín dụng lớn hơn, tính pháp quyền tốt hơn.