Trong bối cảnh mức độ bao phủ của hệ thống an sinh xã hội còn hạn chế, đời sống kinh tế của người cao tuổi, đặc biệt là những người sống ở khu vực nông thôn, sẽ có nhiều thay đổi với các rủi ro về kinh tế-xã hội gắn liền với xu hướng di cư nông thôn-thành thị ngày càng mạnh. Bài viết này sử dụng mô hình hồi quy logistics để đánh giá tác động của tiền gửi từ con cái di cư lên phúc lợi kinh tế của người cao tuổi. Trên cơ sở dữ liệu từ các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) vào các năm 2004, 2008 và 2012, kết quả cho thấy tiền gửi có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chi tiêu và thu nhập bình quân đầu người cũng như giảm nghèo cho các hộ gia đình có người cao tuổi. Bên cạnh đó, tiền gửi từ di cư nội địa cũng góp phần làm giảm bất bình đẳng cả về thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người được đại diện bằng hệ số Gini.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Trong bối cảnh mức độ bao phủ của hệ thống an sinh xã hội còn hạn chế, đời sống kinh tế của người cao tuổi, đặc biệt là những người sống ở khu vực nông thôn, sẽ có nhiều thay đổi với các rủi ro về kinh tế-xã hội gắn liền với xu hướng di cư nông thôn-thành thị ngày càng mạnh. Bài viết này sử dụng mô hình hồi quy logistics để đánh giá tác động của tiền gửi từ con cái di cư lên phúc lợi kinh tế của người cao tuổi. Trên cơ sở dữ liệu từ các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) vào các năm 2004, 2008 và 2012, kết quả cho thấy tiền gửi có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chi tiêu và thu nhập bình quân đầu người cũng như giảm nghèo cho các hộ gia đình có người cao tuổi. Bên cạnh đó, tiền gửi từ di cư nội địa cũng góp phần làm giảm bất bình đẳng cả về thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người được đại diện bằng hệ số Gini.