Luật pháp và chính sách của Việt Nam luôn hướng tới việc bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai, song vấn đề bất bình đẳng giới trong lĩnh vực này hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt vấn đề này có xu hướng nghiêm trọng hơn ở các vùng với hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp như khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả với dữ liệu từ điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS), bài viết đã phát hiện ra một xu hướng bất bình đẳng “ngược” ở vùng miền núi phía Bắc khi bất lợi thuộc về các hộ gia đình chủ hộ nam giới trong khía cạnh có đất sản xuất, tuy nhiên diện tích đất sản xuất của các hộ gia đình chủ hộ nam giới cao hơn 2,3 lần so với diện tích đất sản xuất của các chủ hộ nữ. Từ những phát hiện đó, bài viết đề xuất một số giải pháp để từng bước tăng cường bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở khu vực miền núi phía Bắc.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Luật pháp và chính sách của Việt Nam luôn hướng tới việc bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai, song vấn đề bất bình đẳng giới trong lĩnh vực này hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt vấn đề này có xu hướng nghiêm trọng hơn ở các vùng với hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp như khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả với dữ liệu từ điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS), bài viết đã phát hiện ra một xu hướng bất bình đẳng “ngược” ở vùng miền núi phía Bắc khi bất lợi thuộc về các hộ gia đình chủ hộ nam giới trong khía cạnh có đất sản xuất, tuy nhiên diện tích đất sản xuất của các hộ gia đình chủ hộ nam giới cao hơn 2,3 lần so với diện tích đất sản xuất của các chủ hộ nữ. Từ những phát hiện đó, bài viết đề xuất một số giải pháp để từng bước tăng cường bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở khu vực miền núi phía Bắc.