Đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như các nhà làm chính sách. Tại Việt Nam, ở khu vực sản xuất công nghiệp, nhiều nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp đã được thực hiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu đo lường và đánh giá hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán vẫn chưa được thực hiện nhiều. Mục đích của nghiên cứu này là đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết. Phương pháp biên ngẫu nhiên (SFA) và màng bao dữ liệu (DEA) được sử dụng để đo lường và phân tích trên bộ số liệu gồm 70 doanh nghiệp giai đoạn 2008-2012. Kết quả nghiên cứu bằng hai phương pháp cho thấy các doanh nghiệp có hiệu quả kỹ thuật bình quân lần lượt ở mức 45,49% (SFA) và 56,7% (DEA). Thêm nữa, tỷ lệ doanh nghiệp có cùng hiệu quả kỹ thuật và tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) thấp chiếm đến gần một nửa, trong khi có đến 20% số doanh nghiệp có hiệu quả kỹ thuật cao nhưng hệ số ROE lại thấp. Các doanh nghiệp này cần cắt giảm 43,3% chi phí đầu vào để đạt hiệu quả kỹ thuật toàn diện tương ứng. Có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập vẫn chưa quản trị tốt nguồn lực của mình nên gánh nặng chi phí ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và sinh lãi của họ.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như các nhà làm chính sách. Tại Việt Nam, ở khu vực sản xuất công nghiệp, nhiều nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp đã được thực hiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu đo lường và đánh giá hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán vẫn chưa được thực hiện nhiều. Mục đích của nghiên cứu này là đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết. Phương pháp biên ngẫu nhiên (SFA) và màng bao dữ liệu (DEA) được sử dụng để đo lường và phân tích trên bộ số liệu gồm 70 doanh nghiệp giai đoạn 2008-2012. Kết quả nghiên cứu bằng hai phương pháp cho thấy các doanh nghiệp có hiệu quả kỹ thuật bình quân lần lượt ở mức 45,49% (SFA) và 56,7% (DEA). Thêm nữa, tỷ lệ doanh nghiệp có cùng hiệu quả kỹ thuật và tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) thấp chiếm đến gần một nửa, trong khi có đến 20% số doanh nghiệp có hiệu quả kỹ thuật cao nhưng hệ số ROE lại thấp. Các doanh nghiệp này cần cắt giảm 43,3% chi phí đầu vào để đạt hiệu quả kỹ thuật toàn diện tương ứng. Có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập vẫn chưa quản trị tốt nguồn lực của mình nên gánh nặng chi phí ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và sinh lãi của họ.