Bài viết này nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hệ số tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của các ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2008, năm bắt đầu cuộc Đại khủng hoảng tài chính toàn cầu, đến năm 2012, tất cả tạo thành 175 quan sát dạng dữ liệu bảng. Kết quả của mô hình hồi quy tuyến tính sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) cho thấy chi phí hoạt động, chất lượng quản lý, độ tránh rủi ro, và tỉ lệ lạm phát có ảnh hưởng dương ở mức có ý nghĩa lên NIM, trong khi mức độ tập trung của thị trường ngân hàng có ảnh hưởng âm lên hệ số này. Sau đó, một số gợi ý chính sách được đề xuất để giảm thiểu và kiểm soát NIM nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống trung gian tài chính.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Bài viết này nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hệ số tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của các ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2008, năm bắt đầu cuộc Đại khủng hoảng tài chính toàn cầu, đến năm 2012, tất cả tạo thành 175 quan sát dạng dữ liệu bảng. Kết quả của mô hình hồi quy tuyến tính sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) cho thấy chi phí hoạt động, chất lượng quản lý, độ tránh rủi ro, và tỉ lệ lạm phát có ảnh hưởng dương ở mức có ý nghĩa lên NIM, trong khi mức độ tập trung của thị trường ngân hàng có ảnh hưởng âm lên hệ số này. Sau đó, một số gợi ý chính sách được đề xuất để giảm thiểu và kiểm soát NIM nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống trung gian tài chính.