Bài viết này đo lường mức sẵn lòng trả của người dân cho chương trình bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn chim Bạc Liêu sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM). Số liệu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp gửi bảng câu hỏi thăm dò ý kiến đến 550 hộ gia đình tại ba địa bàn ở thành phố Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu; tỷ lệ phiếu điều tra thu lại là 86,7%. Mức sẵn lòng trả trung bình của hộ được ước tính nằm trong khoảng từ 9.917 VNĐ/tháng đến 20.218 VNĐ/tháng. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy người dân ở khu vực thành thị ở Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng đóng góp khoảng 9,5 tỷ VNĐ mỗi năm cho chương trình bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn chim Bạc Liêu, nếu chương trình được thực hiện. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các đề xuất để chương trình được thực hiện bao gồm: (i) thành lập Ban bảo tồn đa dạng sinh học tại Bạc Liêu; (ii) tổ chức các buổi hội thảo để nâng cao nhận thức của người dân về chương trình bảo tồn đa dạng sinh học; (iii) kêu gọi các nhà tài trợ tham gia và tuyên truyền để khuyến khích cộng đồng tham gia chương trình bảo tồn này.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Bài viết này đo lường mức sẵn lòng trả của người dân cho chương trình bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn chim Bạc Liêu sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM). Số liệu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp gửi bảng câu hỏi thăm dò ý kiến đến 550 hộ gia đình tại ba địa bàn ở thành phố Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu; tỷ lệ phiếu điều tra thu lại là 86,7%. Mức sẵn lòng trả trung bình của hộ được ước tính nằm trong khoảng từ 9.917 VNĐ/tháng đến 20.218 VNĐ/tháng. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy người dân ở khu vực thành thị ở Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng đóng góp khoảng 9,5 tỷ VNĐ mỗi năm cho chương trình bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn chim Bạc Liêu, nếu chương trình được thực hiện. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các đề xuất để chương trình được thực hiện bao gồm: (i) thành lập Ban bảo tồn đa dạng sinh học tại Bạc Liêu; (ii) tổ chức các buổi hội thảo để nâng cao nhận thức của người dân về chương trình bảo tồn đa dạng sinh học; (iii) kêu gọi các nhà tài trợ tham gia và tuyên truyền để khuyến khích cộng đồng tham gia chương trình bảo tồn này.