Bất chấp nỗ lực quản lý của cả hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu đã tăng trở lại, chính thức vượt mốc 4% từ tháng 4/2014 và tiếp tục tăng đến 4,84% vào tháng 6/2014. Diễn biến này đặt ra yêu cầu tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu hơn cho bài toán nợ xấu, một nội dung quan trọng của đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015. Với bộ dữ liệu mảng của 16 ngân hàng thương mại từ năm 2011 đến 2013, khảo sát 8 biến tài chính và phi tài chính cùng các biến giả cần thiết, nhóm tác giả phát hiện 6 nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nợ xấu. Đó là tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp, dư nợ tín dụng trung dài hạn, dư nợ tín dụng xây dựng – bất động sản trong tổng dư nợ, hệ số an toàn vốn tối thiểu, số năm hoạt động và số lượng công ty con thuộc sở hữu của ngân hàng thương mại.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Bất chấp nỗ lực quản lý của cả hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu đã tăng trở lại, chính thức vượt mốc 4% từ tháng 4/2014 và tiếp tục tăng đến 4,84% vào tháng 6/2014. Diễn biến này đặt ra yêu cầu tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu hơn cho bài toán nợ xấu, một nội dung quan trọng của đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015. Với bộ dữ liệu mảng của 16 ngân hàng thương mại từ năm 2011 đến 2013, khảo sát 8 biến tài chính và phi tài chính cùng các biến giả cần thiết, nhóm tác giả phát hiện 6 nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nợ xấu. Đó là tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp, dư nợ tín dụng trung dài hạn, dư nợ tín dụng xây dựng – bất động sản trong tổng dư nợ, hệ số an toàn vốn tối thiểu, số năm hoạt động và số lượng công ty con thuộc sở hữu của ngân hàng thương mại.