Bài viết này sử dụng bộ dữ liệu cấp tỉnh ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2012 để kiểm định giả thuyết hội tụ mà lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển Solow đã nêu ra. Các tác giả kiểm định trước tiên giả thuyết hội tụ không có điều kiện, và kết quả cho thấy có tồn tại sự hội tụ giữa các tỉnh ở Việt Nam trong giai đoạn này. Để tính đến sự khác biệt về trạng thái dừng giữa các tỉnh, tức là xem xét trường hợp hội tụ có điều kiện, các tác giả đã đưa thêm các biến kiểm soát như tỷ lệ đầu tư, tỷ lệ chi tiêu chính phủ, vốn nhân lực,…vào trong mô hình. Kết quả cho thấy mức độ hội tụ diễn ra mạnh hơn khi chúng ta có sự kiểm soát này. Tuy nhiên, trong số các biến kiểm soát đưa vào, chỉ có duy nhất biến tỷ lệ đầu tư có dấu dương và có ý nghĩa thống kê như kỳ vọng.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Bài viết này sử dụng bộ dữ liệu cấp tỉnh ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2012 để kiểm định giả thuyết hội tụ mà lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển Solow đã nêu ra. Các tác giả kiểm định trước tiên giả thuyết hội tụ không có điều kiện, và kết quả cho thấy có tồn tại sự hội tụ giữa các tỉnh ở Việt Nam trong giai đoạn này. Để tính đến sự khác biệt về trạng thái dừng giữa các tỉnh, tức là xem xét trường hợp hội tụ có điều kiện, các tác giả đã đưa thêm các biến kiểm soát như tỷ lệ đầu tư, tỷ lệ chi tiêu chính phủ, vốn nhân lực,…vào trong mô hình. Kết quả cho thấy mức độ hội tụ diễn ra mạnh hơn khi chúng ta có sự kiểm soát này. Tuy nhiên, trong số các biến kiểm soát đưa vào, chỉ có duy nhất biến tỷ lệ đầu tư có dấu dương và có ý nghĩa thống kê như kỳ vọng.