Sự thay đổi về lý thuyết và thực tiễn vấn đề phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động đang đòi hỏi Việt Nam phải cấp thiết xây dựng một cơ chế pháp lý phù hợp. Cơ chế “đối thoại – thương lượng” không chỉ nhằm giúp các bên trong quan hệ lao động có sự chia sẻ, đảm bảo lợi ích của chính họ mà còn góp phần vì mục tiêu phát triển chung. Cơ chế “đối thoại – thương lượng” xã hội trong những năm gần đây đã thực sự trở thành mối quan tâm của Tổ chức lao động quốc tế và các diễn đàn xã hội thuộc các khu vực kinh tế phát triển trên thế giới. Đây cũng chính là những điểm mới của cơ chế pháp lý về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, những bổ sung, sửa đổi trong các quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động và đình công cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để kiềm chế và kiểm soát các tranh chấp.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Sự thay đổi về lý thuyết và thực tiễn vấn đề phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động đang đòi hỏi Việt Nam phải cấp thiết xây dựng một cơ chế pháp lý phù hợp. Cơ chế “đối thoại – thương lượng” không chỉ nhằm giúp các bên trong quan hệ lao động có sự chia sẻ, đảm bảo lợi ích của chính họ mà còn góp phần vì mục tiêu phát triển chung. Cơ chế “đối thoại – thương lượng” xã hội trong những năm gần đây đã thực sự trở thành mối quan tâm của Tổ chức lao động quốc tế và các diễn đàn xã hội thuộc các khu vực kinh tế phát triển trên thế giới. Đây cũng chính là những điểm mới của cơ chế pháp lý về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, những bổ sung, sửa đổi trong các quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động và đình công cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để kiềm chế và kiểm soát các tranh chấp.