Định mức tín nhiệm là nghiệp vụ chuyên nghiệp được thực hiện bởi tổ chức định mức tín nhiệm nhằm đánh giá khả năng trả nợ của tổ chức phát hành chứng khoán nợ hoặc rủi ro tín dụng của chứng khoán nợ. Nhà đầu tư dựa vào kết quả định mức tín nhiệm để ra những quyết định về mua, bán hoặc cầm giữ một chứng khoán nợ và do đó phần nào ngăn ngừa được rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, trong hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm luôn phát sinh xung đột lợi ích vì nhiều nguyên nhân. Để ngăn ngừa xung đột lợi ích và bảo đảm tính độc lập của tổ chức định mức tín nhiệm, pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm bao gồm những nội dung cơ bản sau: (i) Vị trí pháp lý của tổ chức định mức tín nhiệm (ii) Các quan hệ kinh tế của tổ chức định mức tín nhiệm và nhân viên của tổ chức này bị cấm (iii) Nghĩa vụ công khai, minh bạch thông tin (iv) Qui trình, thủ tục định mức tín nhiệm bảo đảm tính chính xác và độ tin cậy của kết quả định mức tín nhiệm (v) Trách nhiệm dân sự của tổ chức định mức tín nhiệm. Khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam cũng cần được xây dựng theo những nội dung trên và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Định mức tín nhiệm là nghiệp vụ chuyên nghiệp được thực hiện bởi tổ chức định mức tín nhiệm nhằm đánh giá khả năng trả nợ của tổ chức phát hành chứng khoán nợ hoặc rủi ro tín dụng của chứng khoán nợ. Nhà đầu tư dựa vào kết quả định mức tín nhiệm để ra những quyết định về mua, bán hoặc cầm giữ một chứng khoán nợ và do đó phần nào ngăn ngừa được rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, trong hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm luôn phát sinh xung đột lợi ích vì nhiều nguyên nhân. Để ngăn ngừa xung đột lợi ích và bảo đảm tính độc lập của tổ chức định mức tín nhiệm, pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm bao gồm những nội dung cơ bản sau: (i) Vị trí pháp lý của tổ chức định mức tín nhiệm (ii) Các quan hệ kinh tế của tổ chức định mức tín nhiệm và nhân viên của tổ chức này bị cấm (iii) Nghĩa vụ công khai, minh bạch thông tin (iv) Qui trình, thủ tục định mức tín nhiệm bảo đảm tính chính xác và độ tin cậy của kết quả định mức tín nhiệm (v) Trách nhiệm dân sự của tổ chức định mức tín nhiệm. Khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam cũng cần được xây dựng theo những nội dung trên và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.