Được sự quan tâm đầu tư và hỗ trợ mạnh mẽ của Đảng và Chính phủ, sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng là cả lâm nghiệp và thuỷ sản) của các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc đã có sự khởi sắc trong phát triển. Từ chỗ là một ngành sản xuất lạc hậu, mang nặng tính tự nhiên, tự cấp, tự túc, nông nghiệp của các tỉnh trong vùng đã dần chuyển sang sản xuất theo hướng hàng hoá phục vụ cho thị trường ở trong và ngoài nước. Nhiều vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, quy mô lớn đã được hình thành ở các địa phương trong vùng như: Vùng vải thiều Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang; vùng trồng và chế biến chè ở tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Phú Thọ; vùng nuôi bò sữa ở Mộc Châu, tỉnh Sơn La; vùng trồng rau - hoa - nuôi cá hồi ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai... Giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn vùng (tính theo giá 1994) đã tăng từ 12.619,1 tỷ đồng năm 2000 lên 20.814,7 tỷ đồng năm 2010; sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người cũng đã tăng từ 277,9 kg năm 2000 lên 412,6 kg năm 2010...; Tuy nhiên, do nhiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan đưa lại, đặc biệt là điều kiện địa hình chia cắt phức tạp, kết cấu hạ tầng không đồng bộ và lạc hậu, trình độ dân trí thấp, nên tuy sản xuất nông nghiệp có phát triển nhưng chưa bền vững. So với bình quân chung cả nước, năng suất cây trồng, giá trị sản xuất làm ra trên 1 ha đất nông nghiệp, trên 1 lao động, thu nhập bình quân 1 tháng của người dân... vẫn còn một khoảng cách khá xa. Đặc biệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất nông nghiệp bị tàn phá khá nặng nề, nhất là nguồn tài nguyên đất đai, nước và rừng. Chính vì thế rất cần có những giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ nhằm nâng cao tính bền vững của sản xuất nông nghiệp các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc, giúp cho nông nghiệp của vùng sớm theo kịp trình độ phát triển chung của nông nghiệp cả nước.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Được sự quan tâm đầu tư và hỗ trợ mạnh mẽ của Đảng và Chính phủ, sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng là cả lâm nghiệp và thuỷ sản) của các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc đã có sự khởi sắc trong phát triển. Từ chỗ là một ngành sản xuất lạc hậu, mang nặng tính tự nhiên, tự cấp, tự túc, nông nghiệp của các tỉnh trong vùng đã dần chuyển sang sản xuất theo hướng hàng hoá phục vụ cho thị trường ở trong và ngoài nước. Nhiều vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, quy mô lớn đã được hình thành ở các địa phương trong vùng như: Vùng vải thiều Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang; vùng trồng và chế biến chè ở tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Phú Thọ; vùng nuôi bò sữa ở Mộc Châu, tỉnh Sơn La; vùng trồng rau - hoa - nuôi cá hồi ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai... Giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn vùng (tính theo giá 1994) đã tăng từ 12.619,1 tỷ đồng năm 2000 lên 20.814,7 tỷ đồng năm 2010; sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người cũng đã tăng từ 277,9 kg năm 2000 lên 412,6 kg năm 2010...; Tuy nhiên, do nhiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan đưa lại, đặc biệt là điều kiện địa hình chia cắt phức tạp, kết cấu hạ tầng không đồng bộ và lạc hậu, trình độ dân trí thấp, nên tuy sản xuất nông nghiệp có phát triển nhưng chưa bền vững. So với bình quân chung cả nước, năng suất cây trồng, giá trị sản xuất làm ra trên 1 ha đất nông nghiệp, trên 1 lao động, thu nhập bình quân 1 tháng của người dân... vẫn còn một khoảng cách khá xa. Đặc biệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất nông nghiệp bị tàn phá khá nặng nề, nhất là nguồn tài nguyên đất đai, nước và rừng. Chính vì thế rất cần có những giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ nhằm nâng cao tính bền vững của sản xuất nông nghiệp các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc, giúp cho nông nghiệp của vùng sớm theo kịp trình độ phát triển chung của nông nghiệp cả nước.