Bài viết này nghiên cứu hành vi tiết kiệm của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam trên hai phương diện: mức tiết kiệm và hình thức tiết kiệm. Dựa trên lý thuyết vòng đời về tiết kiệm và lý thuyết thu nhập thường xuyên, chúng tôi xây dựng 2 mô hình kinh tế lượng: mô hình phân tích số liệu mảng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiết kiệm của hộ gia đình, và mô hình multinominal logit để nghiên cứu việc lựa chọn giữa các hình thức tiết kiệm. Các kết quả ước lượng cho thấy tuổi chủ hộ, trình độ học vấn cũng như giới tính chủ hộ có liên quan chặt chẽ đến hành vi tiết kiệm của họ. Ngoài ra kết quả ước lượng cũng cho phép đánh giá được tác động của một số yếu tố lên quyết định lựa chọn hình thức tiết kiệm. Các kết quả nghiên cứu này đưa ra một số bằng chứng giúp các nhà tài chính vi mô trong việc hoặch định chính sách nhằm nâng cao chất lượng hệ thống tài chính vi mô phục vụ khu vực nông thôn.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Bài viết này nghiên cứu hành vi tiết kiệm của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam trên hai phương diện: mức tiết kiệm và hình thức tiết kiệm. Dựa trên lý thuyết vòng đời về tiết kiệm và lý thuyết thu nhập thường xuyên, chúng tôi xây dựng 2 mô hình kinh tế lượng: mô hình phân tích số liệu mảng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiết kiệm của hộ gia đình, và mô hình multinominal logit để nghiên cứu việc lựa chọn giữa các hình thức tiết kiệm. Các kết quả ước lượng cho thấy tuổi chủ hộ, trình độ học vấn cũng như giới tính chủ hộ có liên quan chặt chẽ đến hành vi tiết kiệm của họ. Ngoài ra kết quả ước lượng cũng cho phép đánh giá được tác động của một số yếu tố lên quyết định lựa chọn hình thức tiết kiệm. Các kết quả nghiên cứu này đưa ra một số bằng chứng giúp các nhà tài chính vi mô trong việc hoặch định chính sách nhằm nâng cao chất lượng hệ thống tài chính vi mô phục vụ khu vực nông thôn.