Tỉnh Quảng Nam hiện có 19 dân tộc thiểu số với trên 24 ngàn hộ và gần 114 ngàn người, chiếm khoảng 7,3% dân số toàn Tỉnh. Cộng đồng dân tộc thiểu số, do điều kiện lịch sử, sống trong những điều kiện tương đối đặc thù và tương đối kém phát triển so với mặt bằng chung của xã hội. Họ chịu nhiều thiệt thòi trong điều kiện phát triển của kinh tế - xã hội hiện tại. Chính vì vậy họ là nhóm người cần được ưu tiên trong các chính sách phát triển. Tuy nhiên, trong thực tế, đời sống cũng như việc lựa chọn phương thức mưu sinh đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện đang còn gặp nhiều khó khăn. Bài báo này tập trung đánh giá thực trạng nguồn vốn, tài sản và các hoạt động sinh kế của người dân tộc thiểu số trên cơ sở kết quả của cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển thực hiện, làm nền tảng mở ra các hướng nghiên cứu mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Tỉnh Quảng Nam hiện có 19 dân tộc thiểu số với trên 24 ngàn hộ và gần 114 ngàn người, chiếm khoảng 7,3% dân số toàn Tỉnh. Cộng đồng dân tộc thiểu số, do điều kiện lịch sử, sống trong những điều kiện tương đối đặc thù và tương đối kém phát triển so với mặt bằng chung của xã hội. Họ chịu nhiều thiệt thòi trong điều kiện phát triển của kinh tế - xã hội hiện tại. Chính vì vậy họ là nhóm người cần được ưu tiên trong các chính sách phát triển. Tuy nhiên, trong thực tế, đời sống cũng như việc lựa chọn phương thức mưu sinh đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện đang còn gặp nhiều khó khăn. Bài báo này tập trung đánh giá thực trạng nguồn vốn, tài sản và các hoạt động sinh kế của người dân tộc thiểu số trên cơ sở kết quả của cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển thực hiện, làm nền tảng mở ra các hướng nghiên cứu mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam.