Là một trong những ngành sản xuất mũi nhọn của đất nước với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6 tỷ USD năm 2011, ngành thủy sản đã và đang có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước với năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, qua khảo sát của nhóm nghiên cứu, khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) của các công ty cổ phần niêm yết trong ngành từ năm 2009 đến 2011 đã có sự phân hóa, chênh lệch đáng kể, trong đó 41% các công ty cổ phần niêm yết ngành thủy sản tại Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Nguyên nhân chính là hệ số nợ ngắn hạn so tổng nợ rất lớn, trung bình đạt gần 94%, trong khi hệ số nợ luôn chiếm trên 50% trong cơ cấu vốn. Mặc dù các lý thuyết về cấu trúc vốn đều khẳng định khả năng khuyếch đại thu nhập của chủ sở hữu thông qua cơ chế đòn bẩy, song phải chăng đó là giải pháp độc lập hay duy nhất để cải thiện suất sinh lời của doanh nghiệp? Dựa trên mô hình DUPONT và chỉ số Z, với số liệu tài chính của một số công ty cổ phần niêm yết ngành thủy sản điển hình, nhóm nghiên cứu đã chứng minh sự cần thiết của sử dụng nợ, đồng thời yêu cầu kết hợp các biện pháp quản lý chi phí và tài sản hiệu quả, nhằm hướng tới mục tiêu gia tăng khả năng sinh lời trong điều kiện bền vững.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Là một trong những ngành sản xuất mũi nhọn của đất nước với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6 tỷ USD năm 2011, ngành thủy sản đã và đang có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước với năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, qua khảo sát của nhóm nghiên cứu, khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) của các công ty cổ phần niêm yết trong ngành từ năm 2009 đến 2011 đã có sự phân hóa, chênh lệch đáng kể, trong đó 41% các công ty cổ phần niêm yết ngành thủy sản tại Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Nguyên nhân chính là hệ số nợ ngắn hạn so tổng nợ rất lớn, trung bình đạt gần 94%, trong khi hệ số nợ luôn chiếm trên 50% trong cơ cấu vốn. Mặc dù các lý thuyết về cấu trúc vốn đều khẳng định khả năng khuyếch đại thu nhập của chủ sở hữu thông qua cơ chế đòn bẩy, song phải chăng đó là giải pháp độc lập hay duy nhất để cải thiện suất sinh lời của doanh nghiệp? Dựa trên mô hình DUPONT và chỉ số Z, với số liệu tài chính của một số công ty cổ phần niêm yết ngành thủy sản điển hình, nhóm nghiên cứu đã chứng minh sự cần thiết của sử dụng nợ, đồng thời yêu cầu kết hợp các biện pháp quản lý chi phí và tài sản hiệu quả, nhằm hướng tới mục tiêu gia tăng khả năng sinh lời trong điều kiện bền vững.