Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo có nhiệm vụ tổ chức biên soạn, in ấn và tổng phát hành các loại sách giáo khoa và các xuất bản phẩm giáo dục khác phục vụ ngành giáo dục. Do quỹ đất được giao có giá trị thương mại cao, NXBGDVN đã lập các dự án xây dựng thêm diện tích văn phòng làm việc, mặt bằng để kinh doanh bán lẻ, nhà ở công vụ và quỹ nhà ở cho cán bộ nhân viên... Tuy nhiên, khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đó đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Trong điều kiện nguồn lực về tài chính của doanh nghiệp có hạn cần phải huy động nguồn vốn ở bên ngoài. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên mức độ huy động vốn cho các dự án mới đạt 14% so với nhu cầu của các năm 2011-2012; có dự án chỉ đạt 1,075%. Nguy cơ dự án chậm tiến độ, thậm chí không thể triển khai được sẽ xảy ra. Để tăng cường huy động vốn cho các dự án, cần có các giải pháp đồng bộ và khả thi. Trong đó, vấn đề tuyên truyền quảng bá dự án, tăng cường tài sản đảm bảo, nhất là đa dạng hóa các kênh thu hút vốn là những vấn đề cần được đặc biệt chú trọng.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo có nhiệm vụ tổ chức biên soạn, in ấn và tổng phát hành các loại sách giáo khoa và các xuất bản phẩm giáo dục khác phục vụ ngành giáo dục. Do quỹ đất được giao có giá trị thương mại cao, NXBGDVN đã lập các dự án xây dựng thêm diện tích văn phòng làm việc, mặt bằng để kinh doanh bán lẻ, nhà ở công vụ và quỹ nhà ở cho cán bộ nhân viên... Tuy nhiên, khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đó đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Trong điều kiện nguồn lực về tài chính của doanh nghiệp có hạn cần phải huy động nguồn vốn ở bên ngoài. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên mức độ huy động vốn cho các dự án mới đạt 14% so với nhu cầu của các năm 2011-2012; có dự án chỉ đạt 1,075%. Nguy cơ dự án chậm tiến độ, thậm chí không thể triển khai được sẽ xảy ra. Để tăng cường huy động vốn cho các dự án, cần có các giải pháp đồng bộ và khả thi. Trong đó, vấn đề tuyên truyền quảng bá dự án, tăng cường tài sản đảm bảo, nhất là đa dạng hóa các kênh thu hút vốn là những vấn đề cần được đặc biệt chú trọng.