Ngày 17 tháng 9 UBTVQH tổ chức họp để thảo luận về Dự thảo Luật đất đai sửa đổi trước khi chính thức trình Quốc hội xem xét. Và hiện tại, cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XIII chính thức đang diễn ra tại Hà Nội, trong đó có thảo luận về Dự thảo Luật đất đai sửa đổi. Nhưng đánh giá khái quát về Dự thảo Luật đất đai sửa đổi, nhiều đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng: “nút thắt” vẫn chưa được “cởi”. Vậy “nút thắt” ấy ở chỗ nào? Các đại biểu cho rằng,“nút thắt” trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là giá đất đền bù - bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Về giá đất các đại biểu nhận xét còn quá mơ hồ. Cũng chính sự mơ hồ ấy mà có tới 70-80% các vụ khiếu kiện đã và đang diễn ra hiện nay thuộc về những khiếu kiện liên quan đến đất đai. Chính vì những lẽ trên, vấn đề xác định giá trị bồi thường, trong đó có giá đất, khi Nhà nước tiến hành thu hồi của những người đã hoặc sẽ được giao quyền sử dụng đất lâu dài là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp. Đã có không ít bài viết và ý kiến về chủ đề này. Để góp một tiếng nói chung vào vấn đề sửa đổi Luật đất đai và sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bài viết này tiếp tục bàn về chủ đề trên theo hướng đưa ra các nguyên tắc xác định giá trị bồi thường cho người dân bị thu hồi đất, theo quan niệm cá nhân của tác giả. Quyền sử dụng đất được đề cập trong bài viết này chỉ là quyền sử dụng đất đai hợp pháp.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Ngày 17 tháng 9 UBTVQH tổ chức họp để thảo luận về Dự thảo Luật đất đai sửa đổi trước khi chính thức trình Quốc hội xem xét. Và hiện tại, cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XIII chính thức đang diễn ra tại Hà Nội, trong đó có thảo luận về Dự thảo Luật đất đai sửa đổi. Nhưng đánh giá khái quát về Dự thảo Luật đất đai sửa đổi, nhiều đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng: “nút thắt” vẫn chưa được “cởi”. Vậy “nút thắt” ấy ở chỗ nào? Các đại biểu cho rằng,“nút thắt” trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là giá đất đền bù - bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Về giá đất các đại biểu nhận xét còn quá mơ hồ. Cũng chính sự mơ hồ ấy mà có tới 70-80% các vụ khiếu kiện đã và đang diễn ra hiện nay thuộc về những khiếu kiện liên quan đến đất đai. Chính vì những lẽ trên, vấn đề xác định giá trị bồi thường, trong đó có giá đất, khi Nhà nước tiến hành thu hồi của những người đã hoặc sẽ được giao quyền sử dụng đất lâu dài là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp. Đã có không ít bài viết và ý kiến về chủ đề này. Để góp một tiếng nói chung vào vấn đề sửa đổi Luật đất đai và sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bài viết này tiếp tục bàn về chủ đề trên theo hướng đưa ra các nguyên tắc xác định giá trị bồi thường cho người dân bị thu hồi đất, theo quan niệm cá nhân của tác giả. Quyền sử dụng đất được đề cập trong bài viết này chỉ là quyền sử dụng đất đai hợp pháp.