Thông tin siêu dữ liệu biểu ghi
Trường DC Giá trịNgôn ngữ
dc.contributor.authorMai, Anh Bảo
dc.contributor.otherMai, Văn Bưu
dc.date.accessioned2022-09-12T02:25:49Z-
dc.date.available2022-09-12T02:25:49Z-
dc.date.issued2012
dc.identifier.isbnkhông có thông tin
dc.identifier.urihttps://dlib.neu.edu.vn/handle/NEU/37951-
dc.descriptionKinh tế học về Đô thị, Nông thôn, Vùng, Bất động sản, và Giao thông
dc.description.abstractTại Việt Nam, xóa đói, giảm nghèo đã trở thành chương trình mục tiêu quốc gia và đã được đưa vào kế hoạch định kỳ 5 năm của Chính phủ cũng như các địa phương. Những năm qua, nhờ thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm nhanh từ 22% (năm 2005) xuống còn 9,45% (năm 2010). Người nghèo đã được tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế (vốn, đất đai, công nghệ, thị trường… ) và các dịch vụ xã hội cơ bản như: giáo dục, y tế, nước sạch, trợ giúp pháp lý.; Bên cạnh xu hướng tích cực là tỷ lệ nghèo đói trong cả nước giảm xuống, thì xóa đói giảm nghèo vẫn đang là thách thức, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, kết quả đạt được chưa vững chắc, tình trạng tái nghèo vẫn còn xuất hiện, khoảng cách giàu nghèo đang có dấu hiệu ngày một rộng ra. Phương thức xóa đói giảm nghèo hiện nay ở nhiều nơi chỉ mang ý nghĩa nhân đạo hơn là tạo ra các điều kiện để chính người nghèo tự vươn lên.; Việc hình thành các hợp tác xã (HTX) trên lý thuyết và thực tế đã được chứng minh là tất yếu và đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các nước đang phát triển trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Các HTX tại Việt Nam là những tổ chức gần gũi, dễ dàng thu hút các hộ nghèo tham gia. Các HTX tạo cơ hội tập trung nguồn lực cho các hộ nghèo, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các ngân hàng, và các quỹ hỗ trợ khác. Các HTX đứng ra tổ chức cung ứng vật tư, hướng dẫn kỹ thuật và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các thành viên của HTX tự hỗ trợ nhau về lao động và công cụ lao động thông qua các hình thức đổi công, hoặc luân phiên sử dụng; hay cùng nhau mua sắm phương tiện. Từ đó các xã viên, đặc biệt là những xã viên nghèo không còn gặp khó khăn về vốn, không phải bán lúa non hoặc đi vay nặng lãi để sản xuất kinh doanh.; Mặc dù HTX có vai trò quan trọng như vậy, chính các HTX còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, phần lớn nguyên nhân đến từ việc quyền góp vốn và sở hữu tài sản trong HTX là thuộc về tất cả các thành viên của HTX do đó dẫn đến tình trạng kẻ hưởng không (free rider). Do vậy, các HTX đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo còn hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng. Đứng từ phía nhà nước, cần có các giải pháp hỗ trợ sự phát triển của các HTX như đẩy mạnh tuyên truyền về Hợp tác xã, môi trường về pháp lý đặc biệt là quyền về tài sản và sở hữu để các hộ dân tự nguyện liên kết, hợp tác, tham gia vào các HTX.
dc.description.tableofcontents1. Tổng quan về đói nghèo trên thế giới và ở Việt Nam.; 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của mô hình HTX trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.; 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của HTX đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.
dc.format.extentKhổ 21 x 29.7
dc.language.isovi
dc.publisherKinh Tế Quốc Dân
dc.subjectXóa đói giảm nghèo
dc.subjectHợp tác xã
dc.titleVai trò của mô hình kinh tế hợp tác (hợp tác xã) trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
dc.typeTạp Chí Kinh Tế & Phát Triển
dc.identifier.barcode373292
Bộ sưu tập
01. Tạp chí (Tiếng Việt)


Ảnh bìa
  • 373292.pdf
    • Dung lượng : 286,93 kB

    • Định dạng : Adobe PDF

    • Views : 
    • Downloads : 
  • Biểu ghi đơn giản Thống kê truy cập Open App

    Tải ứng dụng đọc sách

    (Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
    Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
    với từ khóa "NEU Book Reader")



    Thông tin siêu dữ liệu biểu ghi
    Trường DC Giá trịNgôn ngữ
    dc.contributor.authorMai, Anh Bảo
    dc.contributor.otherMai, Văn Bưu
    dc.date.accessioned2022-09-12T02:25:49Z-
    dc.date.available2022-09-12T02:25:49Z-
    dc.date.issued2012
    dc.identifier.isbnkhông có thông tin
    dc.identifier.urihttps://dlib.neu.edu.vn/handle/NEU/37951-
    dc.descriptionKinh tế học về Đô thị, Nông thôn, Vùng, Bất động sản, và Giao thông
    dc.description.abstractTại Việt Nam, xóa đói, giảm nghèo đã trở thành chương trình mục tiêu quốc gia và đã được đưa vào kế hoạch định kỳ 5 năm của Chính phủ cũng như các địa phương. Những năm qua, nhờ thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm nhanh từ 22% (năm 2005) xuống còn 9,45% (năm 2010). Người nghèo đã được tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế (vốn, đất đai, công nghệ, thị trường… ) và các dịch vụ xã hội cơ bản như: giáo dục, y tế, nước sạch, trợ giúp pháp lý.; Bên cạnh xu hướng tích cực là tỷ lệ nghèo đói trong cả nước giảm xuống, thì xóa đói giảm nghèo vẫn đang là thách thức, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, kết quả đạt được chưa vững chắc, tình trạng tái nghèo vẫn còn xuất hiện, khoảng cách giàu nghèo đang có dấu hiệu ngày một rộng ra. Phương thức xóa đói giảm nghèo hiện nay ở nhiều nơi chỉ mang ý nghĩa nhân đạo hơn là tạo ra các điều kiện để chính người nghèo tự vươn lên.; Việc hình thành các hợp tác xã (HTX) trên lý thuyết và thực tế đã được chứng minh là tất yếu và đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các nước đang phát triển trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Các HTX tại Việt Nam là những tổ chức gần gũi, dễ dàng thu hút các hộ nghèo tham gia. Các HTX tạo cơ hội tập trung nguồn lực cho các hộ nghèo, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các ngân hàng, và các quỹ hỗ trợ khác. Các HTX đứng ra tổ chức cung ứng vật tư, hướng dẫn kỹ thuật và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các thành viên của HTX tự hỗ trợ nhau về lao động và công cụ lao động thông qua các hình thức đổi công, hoặc luân phiên sử dụng; hay cùng nhau mua sắm phương tiện. Từ đó các xã viên, đặc biệt là những xã viên nghèo không còn gặp khó khăn về vốn, không phải bán lúa non hoặc đi vay nặng lãi để sản xuất kinh doanh.; Mặc dù HTX có vai trò quan trọng như vậy, chính các HTX còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, phần lớn nguyên nhân đến từ việc quyền góp vốn và sở hữu tài sản trong HTX là thuộc về tất cả các thành viên của HTX do đó dẫn đến tình trạng kẻ hưởng không (free rider). Do vậy, các HTX đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo còn hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng. Đứng từ phía nhà nước, cần có các giải pháp hỗ trợ sự phát triển của các HTX như đẩy mạnh tuyên truyền về Hợp tác xã, môi trường về pháp lý đặc biệt là quyền về tài sản và sở hữu để các hộ dân tự nguyện liên kết, hợp tác, tham gia vào các HTX.
    dc.description.tableofcontents1. Tổng quan về đói nghèo trên thế giới và ở Việt Nam.; 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của mô hình HTX trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.; 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của HTX đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.
    dc.format.extentKhổ 21 x 29.7
    dc.language.isovi
    dc.publisherKinh Tế Quốc Dân
    dc.subjectXóa đói giảm nghèo
    dc.subjectHợp tác xã
    dc.titleVai trò của mô hình kinh tế hợp tác (hợp tác xã) trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
    dc.typeTạp Chí Kinh Tế & Phát Triển
    dc.identifier.barcode373292
    Bộ sưu tập
    01. Tạp chí (Tiếng Việt)


    Ảnh bìa
  • 373292.pdf
    • Dung lượng : 286,93 kB

    • Định dạng : Adobe PDF

    • Views : 
    • Downloads :