Việt - Lào là hai trong số 10 quốc gia thành viên ASEAN đang nhanh chóng thống nhất nền kinh tế của mình với việc thực thi đầy đủ AFTA1 và tiến tới xây dựng Cộng đồng chung ASEAN vào năm 2015. Việt Nam hiện được coi là quốc gia có “dân số vàng” trong ASEAN; một nền kinh tế đang công nghiệp hóa mạnh mẽ và đang tiếp bước các nền kinh tế Đông Á để trở thành “tiểu công xưởng thế giới” – đây chắc chắn sẽ là một nền kinh tế có nhu cầu lớn về năng lượng và nguyên liệu nhập khẩu. Trong khi đó, Lào là một quốc gia có dân số mỏng, nền kinh tế trong giai đoạn tiền phát triển, nhưng rất giàu tài nguyên năng lượng và khoáng sản. Chính phủ hai nước đã triển khai nhiều nội dung hợp tác trong khuôn khổ song phương và đa phương. Đây là tiền đề quan trọng cho khả năng kết nối giữa hai nền kinh tế; sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và sự hình thành mạng sản xuất xuyên quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chủ động xây dựng mạng sản xuất xuyên quốc gia chưa thực sự được quan tâm ở mỗi nước, mà chủ yếu là từng nước vẫn theo đuổi các lợi thế riêng của mình trong thương mại và đầu tư quốc tế. Đây là lý do bài báo muốn tập trung đưa ra quan điểm về chủ chương xây dựng mạng sản xuất xuyên quốc gia Việt – Lào.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Việt - Lào là hai trong số 10 quốc gia thành viên ASEAN đang nhanh chóng thống nhất nền kinh tế của mình với việc thực thi đầy đủ AFTA1 và tiến tới xây dựng Cộng đồng chung ASEAN vào năm 2015. Việt Nam hiện được coi là quốc gia có “dân số vàng” trong ASEAN; một nền kinh tế đang công nghiệp hóa mạnh mẽ và đang tiếp bước các nền kinh tế Đông Á để trở thành “tiểu công xưởng thế giới” – đây chắc chắn sẽ là một nền kinh tế có nhu cầu lớn về năng lượng và nguyên liệu nhập khẩu. Trong khi đó, Lào là một quốc gia có dân số mỏng, nền kinh tế trong giai đoạn tiền phát triển, nhưng rất giàu tài nguyên năng lượng và khoáng sản. Chính phủ hai nước đã triển khai nhiều nội dung hợp tác trong khuôn khổ song phương và đa phương. Đây là tiền đề quan trọng cho khả năng kết nối giữa hai nền kinh tế; sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và sự hình thành mạng sản xuất xuyên quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chủ động xây dựng mạng sản xuất xuyên quốc gia chưa thực sự được quan tâm ở mỗi nước, mà chủ yếu là từng nước vẫn theo đuổi các lợi thế riêng của mình trong thương mại và đầu tư quốc tế. Đây là lý do bài báo muốn tập trung đưa ra quan điểm về chủ chương xây dựng mạng sản xuất xuyên quốc gia Việt – Lào.