Trong bối cảnh của một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong tăng trưởng và phát triển bền vững của nước ta. Đổi mới công nghệ và đổi mới trong các lĩnh vực khác nhau của sản xuất luôn đóng vai trò quyết định trong cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế nói chung, và trong đó có sản xuất nông nghiệp nói riêng. Lý thuyết về đổi mới (innovation) và kinh tế học của đổi mới (economics ofinnovation) là một trong những khái niệm tương đối mới của kinh tế học và được đề xuất vào giữa những năm 30 (Schumpeter, 1934), và sau đó được phát triển đầy đủ hơn qua các nghiên cứu của Solow (1956). Sau đó, Nelson và Winter (1982), Lundvall (1992) đã phát triển lý thuyết về hệ thống đổi mới (innovation system). Trên cơ sở khái niệm về hệ thống đổi mới ngành (sector innovation system) do Malerba (2004) phát triển, nhằm cụ thể hoá hơn quan điểm về một hệ thống đổi mới, tác giả Edquist (2005) đã đưa ra một số hệ quan điểm về các chức năng đổi mới (innovation functions) và các tác nhân thực hiện đổi mới (innovation actors). Theo quan điểm này, có mười chức năng đổi mới mà một hệ thống đổi mới cần thực thi để có thể thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Bài viết này tập trung vào việc phân tích hệ thống đổi mới trên ví dụ của ngành sản xuất chè ở Việt Nam, xem xét hoạt động của các tác nhân và mức độ mà những chức năng đổi mới được thực thi.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Trong bối cảnh của một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong tăng trưởng và phát triển bền vững của nước ta. Đổi mới công nghệ và đổi mới trong các lĩnh vực khác nhau của sản xuất luôn đóng vai trò quyết định trong cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế nói chung, và trong đó có sản xuất nông nghiệp nói riêng. Lý thuyết về đổi mới (innovation) và kinh tế học của đổi mới (economics ofinnovation) là một trong những khái niệm tương đối mới của kinh tế học và được đề xuất vào giữa những năm 30 (Schumpeter, 1934), và sau đó được phát triển đầy đủ hơn qua các nghiên cứu của Solow (1956). Sau đó, Nelson và Winter (1982), Lundvall (1992) đã phát triển lý thuyết về hệ thống đổi mới (innovation system). Trên cơ sở khái niệm về hệ thống đổi mới ngành (sector innovation system) do Malerba (2004) phát triển, nhằm cụ thể hoá hơn quan điểm về một hệ thống đổi mới, tác giả Edquist (2005) đã đưa ra một số hệ quan điểm về các chức năng đổi mới (innovation functions) và các tác nhân thực hiện đổi mới (innovation actors). Theo quan điểm này, có mười chức năng đổi mới mà một hệ thống đổi mới cần thực thi để có thể thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Bài viết này tập trung vào việc phân tích hệ thống đổi mới trên ví dụ của ngành sản xuất chè ở Việt Nam, xem xét hoạt động của các tác nhân và mức độ mà những chức năng đổi mới được thực thi.