Cao Bằng là tỉnh miền núi phía Bắc có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn (chỉ có một loại hình giao thông duy nhất là đường bộ), nguồn nhân lực chất lượng thấp, tư duy về kinh tế thị trường chưa rõ nét nên trình độ phát triển kinh tế của tỉnh hiện tụt hậu khá xa so với mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh các khó khăn dễ nhận thấy, Cao Bằng còn có những lợi thế trên các mặt: đất đai, thổ nhưỡng cho phát triển nông, lâm nghiệp; nguồn tài nguyên khoáng sản cho phát triển công nghiệp khai khoáng và luyện kim; có nhiều vùng khí hậu đa dạng, cảnh quan phong phú và nhiều di tích lịch sử độc đáo là điều kiện tốt cho phát triển du lịch và đặc biệt Cao Bằng có đường biên giới dài tiếp giáp Trung Quốc là điều kiện thuận lợi để tỉnh thúc đẩy giao lưu kinh tế, hội nhập và đẩy mạnh xuất, nhập khẩu hàng hóa. Cao Bằng đặt mục tiêu đến năm 2015 đưa tỉnh ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ cấu kinh tế đến năm 2020 là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đây là mục tiêu khá cao so với tiềm năng của tỉnh, đòi hỏi tỉnh phải có những bước đi táo bạo nhưng cũng cần những giải pháp chắc chắn, kịp thời, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Dựa trên các phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế Cao Bằng, bài viết đề xuất các giải pháp quan trọng cho phát triển kinh tế Cao Bằng đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Cao Bằng là tỉnh miền núi phía Bắc có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn (chỉ có một loại hình giao thông duy nhất là đường bộ), nguồn nhân lực chất lượng thấp, tư duy về kinh tế thị trường chưa rõ nét nên trình độ phát triển kinh tế của tỉnh hiện tụt hậu khá xa so với mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh các khó khăn dễ nhận thấy, Cao Bằng còn có những lợi thế trên các mặt: đất đai, thổ nhưỡng cho phát triển nông, lâm nghiệp; nguồn tài nguyên khoáng sản cho phát triển công nghiệp khai khoáng và luyện kim; có nhiều vùng khí hậu đa dạng, cảnh quan phong phú và nhiều di tích lịch sử độc đáo là điều kiện tốt cho phát triển du lịch và đặc biệt Cao Bằng có đường biên giới dài tiếp giáp Trung Quốc là điều kiện thuận lợi để tỉnh thúc đẩy giao lưu kinh tế, hội nhập và đẩy mạnh xuất, nhập khẩu hàng hóa. Cao Bằng đặt mục tiêu đến năm 2015 đưa tỉnh ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ cấu kinh tế đến năm 2020 là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đây là mục tiêu khá cao so với tiềm năng của tỉnh, đòi hỏi tỉnh phải có những bước đi táo bạo nhưng cũng cần những giải pháp chắc chắn, kịp thời, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Dựa trên các phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế Cao Bằng, bài viết đề xuất các giải pháp quan trọng cho phát triển kinh tế Cao Bằng đến năm 2020 và các năm tiếp theo.