Vấn đề ô nhiễm môi trường xung quanh làng nghề đúc cơ khí tại thành phố Hải Phòng đã và đang gây ra những tác động xấu không chỉ đến sức khỏe người dân địa phương mà còn gây ra những xung đột xã hội liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số người dân và các chủ cơ sở đúc cơ khí trên địa bàn xã đều có nhận thức nhất định về các vấn đề ô nhiễm môi trường xung quanh. Tuy nhiên, tỷ lệ số người có nhận thức đầy đủ về các vấn đề ô nhiễm (nguyên nhân, tác hại, đặc biệt là trách nhiệm của các tác nhân trong ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm) còn thấp. Điều này cũng phù hợp với các kết quả đánh giá về thái độ và hành vi ứng xử của các đối tượng cũng chưa tích cực (chỉ có 10% số người dân có phản ứng, 25% số cơ sở đã áp dụng nghiên túc quy trình xả thải ra môi trường). Do vậy, cần nâng cao nhận thức của người dân đối với vấn đề ô nhiễm môi trường thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân cùng hành động để bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tốt hơn những hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường gây ra đối với các hoạt động sản xuất cũng như trong sinh hoạt của người dân sống xung quanh làng nghề. Bài viết dựa trên nghiên cứu tại một xã điển hình: xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Vấn đề ô nhiễm môi trường xung quanh làng nghề đúc cơ khí tại thành phố Hải Phòng đã và đang gây ra những tác động xấu không chỉ đến sức khỏe người dân địa phương mà còn gây ra những xung đột xã hội liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số người dân và các chủ cơ sở đúc cơ khí trên địa bàn xã đều có nhận thức nhất định về các vấn đề ô nhiễm môi trường xung quanh. Tuy nhiên, tỷ lệ số người có nhận thức đầy đủ về các vấn đề ô nhiễm (nguyên nhân, tác hại, đặc biệt là trách nhiệm của các tác nhân trong ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm) còn thấp. Điều này cũng phù hợp với các kết quả đánh giá về thái độ và hành vi ứng xử của các đối tượng cũng chưa tích cực (chỉ có 10% số người dân có phản ứng, 25% số cơ sở đã áp dụng nghiên túc quy trình xả thải ra môi trường). Do vậy, cần nâng cao nhận thức của người dân đối với vấn đề ô nhiễm môi trường thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân cùng hành động để bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tốt hơn những hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường gây ra đối với các hoạt động sản xuất cũng như trong sinh hoạt của người dân sống xung quanh làng nghề. Bài viết dựa trên nghiên cứu tại một xã điển hình: xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên.