Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật phân tích đầu vào – đầu ra với cách tiếp cận từ phía cầu để đánh giá những thay đổi về cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2007. Bằng thuật toán phân rã mô hình lý thuyết và sử dụng hai bảng vào – ra trong các năm 2000, 2007, chúng tôi phân rã những thay đổi trong các thành phần cấu thành tổng cầu thành bốn nguồn: mở rộng cầu trong nước, mở rộng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu và mở rộng cầu trung gian. Nghiên cứu này khác so với các nghiên cứu trước về phân rã nguồn tăng trưởng (theo cách tiếp cận từ phía cầu) ở hai điểm: (i) Nghiên cứu này phân tích nguồn tăng trưởng của các ngành chi tiết hơn so với các nghiên cứu trước nhờ việc gộp các ngành của các bảng vào – ra thành bảng 50 ngành (không phải 17 hay 21 ngành); (ii) Để đánh giá một cách chi tiết những thay đổi cơ bản trong cấu trúc của các ngành và nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2000 – 2007, nghiên cứu này sử dụng bảng vào – ra mới nhất hiện nay (2007). Kết quả phân tích cho thấy mở rộng xuất khẩu là thành phần lớn nhất, giải thích 44,57% cho tăng trưởng sản lượng của Việt Nam thời kỳ 2000 – 2007; thành phần lớn thứ hai đóng góp vào tăng trưởng đầu ra là mở rộng tiêu dùng trong nước, chiếm 29,61%; tiếp đến là thành phần thay đổi trong hệ số vào ra, chiếm 13,08%; cuối cùng là đóng góp 12,74% của thành phần thay thế nhập khẩu.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật phân tích đầu vào – đầu ra với cách tiếp cận từ phía cầu để đánh giá những thay đổi về cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2007. Bằng thuật toán phân rã mô hình lý thuyết và sử dụng hai bảng vào – ra trong các năm 2000, 2007, chúng tôi phân rã những thay đổi trong các thành phần cấu thành tổng cầu thành bốn nguồn: mở rộng cầu trong nước, mở rộng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu và mở rộng cầu trung gian. Nghiên cứu này khác so với các nghiên cứu trước về phân rã nguồn tăng trưởng (theo cách tiếp cận từ phía cầu) ở hai điểm: (i) Nghiên cứu này phân tích nguồn tăng trưởng của các ngành chi tiết hơn so với các nghiên cứu trước nhờ việc gộp các ngành của các bảng vào – ra thành bảng 50 ngành (không phải 17 hay 21 ngành); (ii) Để đánh giá một cách chi tiết những thay đổi cơ bản trong cấu trúc của các ngành và nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2000 – 2007, nghiên cứu này sử dụng bảng vào – ra mới nhất hiện nay (2007). Kết quả phân tích cho thấy mở rộng xuất khẩu là thành phần lớn nhất, giải thích 44,57% cho tăng trưởng sản lượng của Việt Nam thời kỳ 2000 – 2007; thành phần lớn thứ hai đóng góp vào tăng trưởng đầu ra là mở rộng tiêu dùng trong nước, chiếm 29,61%; tiếp đến là thành phần thay đổi trong hệ số vào ra, chiếm 13,08%; cuối cùng là đóng góp 12,74% của thành phần thay thế nhập khẩu.