Trong nghiên cứu này, kỹ thuật phân tích đầu vào đầu ra (I-O) đã được sử dụng để xác định các ngành then chốt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam từ đổi mới tới nay. Những thay đổi cơ bản trong cấu trúc của các ngành và nền kinh tế Việt Nam thời gian qua được đánh giá qua các chỉ số phản ánh mối quan hệ liên ngành, đó là độ nhạy_forward linkage efects (FL) và độ lan toả_backward linkage efects (BL). Từ đó nhằm định vị được các ngành then chốt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam (các ngành được coi là ngành then chốt trong nghiên cứu này là những ngành khi cả hệ số độ nhạy và độ lan tỏa lớn hơn một). Dựa trên các bảng I-O được Tổng cục Thống kê công bố cho các năm 1989; 1996; 2000 và bảng I-O 2005 do nhóm tư vấn Bộ Tài chính xây dựng, các ngành then chốt ở Việt Nam qua các thời kỳ 1989-1995; 1996-1999; 2000-2004 và 2005-2010 đã được định vị. Việc xác định được các ngành then chốt, không những giúp chúng ta thấy được một cách tổng quan quá trình đóng góp của các ngành chủ đạo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, mà còn giúp các nhà hoạch định chính sách có những điều chỉnh chiến lược tốt hơn trong phát triển và lựa chọn ngành mũi nhọn khi mà trong thời gian qua vấn đề lựa chọn ngành công nghiệp nào là mũi nhọn vẫn còn nhiều tranh cãi.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Trong nghiên cứu này, kỹ thuật phân tích đầu vào đầu ra (I-O) đã được sử dụng để xác định các ngành then chốt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam từ đổi mới tới nay. Những thay đổi cơ bản trong cấu trúc của các ngành và nền kinh tế Việt Nam thời gian qua được đánh giá qua các chỉ số phản ánh mối quan hệ liên ngành, đó là độ nhạy_forward linkage efects (FL) và độ lan toả_backward linkage efects (BL). Từ đó nhằm định vị được các ngành then chốt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam (các ngành được coi là ngành then chốt trong nghiên cứu này là những ngành khi cả hệ số độ nhạy và độ lan tỏa lớn hơn một). Dựa trên các bảng I-O được Tổng cục Thống kê công bố cho các năm 1989; 1996; 2000 và bảng I-O 2005 do nhóm tư vấn Bộ Tài chính xây dựng, các ngành then chốt ở Việt Nam qua các thời kỳ 1989-1995; 1996-1999; 2000-2004 và 2005-2010 đã được định vị. Việc xác định được các ngành then chốt, không những giúp chúng ta thấy được một cách tổng quan quá trình đóng góp của các ngành chủ đạo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, mà còn giúp các nhà hoạch định chính sách có những điều chỉnh chiến lược tốt hơn trong phát triển và lựa chọn ngành mũi nhọn khi mà trong thời gian qua vấn đề lựa chọn ngành công nghiệp nào là mũi nhọn vẫn còn nhiều tranh cãi.