Các tập đoàn và tổng công ty nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong thời kỳ Đổi Mới, cơ chế quản lý doanh nghiệp đã có sự thay đổi, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã được tổ chức lại còn 13 tập đoàn và 113 tổng công ty. Các tập đoàn và tổng công ty này quản lý những nguồn lực lớn của quốc gia và hàng năm nhận được sự hỗ; trợ lớn của Chính phủ. Tuy nhiên, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã hoạt động kinh doanh thiếu hiệu quả. Vì vậy, việc tái cơ cấu khu vực này là hết sức cần thiết và cấp bách.; Bài viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện thành công việc tái cơ cấu các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Những giải pháp này bao gồm: i) đổi mới toàn diện và triệt để toàn bộ nền kinh tế; ii) sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng thu hẹp phạm vi và ranh giới độc quyền; iii) đẩy mạnh cổ phần hóa và tư nhân hóa; iv) đổi mới cơ chế quản trị và giám sát doanh nghiệp; và v) kết hợp chặt chẽ với tái cơ cấu toàn nền kinh tế nói chung.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Các tập đoàn và tổng công ty nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong thời kỳ Đổi Mới, cơ chế quản lý doanh nghiệp đã có sự thay đổi, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã được tổ chức lại còn 13 tập đoàn và 113 tổng công ty. Các tập đoàn và tổng công ty này quản lý những nguồn lực lớn của quốc gia và hàng năm nhận được sự hỗ; trợ lớn của Chính phủ. Tuy nhiên, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã hoạt động kinh doanh thiếu hiệu quả. Vì vậy, việc tái cơ cấu khu vực này là hết sức cần thiết và cấp bách.; Bài viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện thành công việc tái cơ cấu các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Những giải pháp này bao gồm: i) đổi mới toàn diện và triệt để toàn bộ nền kinh tế; ii) sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng thu hẹp phạm vi và ranh giới độc quyền; iii) đẩy mạnh cổ phần hóa và tư nhân hóa; iv) đổi mới cơ chế quản trị và giám sát doanh nghiệp; và v) kết hợp chặt chẽ với tái cơ cấu toàn nền kinh tế nói chung.