Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều bước phát triển đáng kể. Kết quả của công cuộc đổi mới đã nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống của người dân, cải thiện bộ mặt chung của xã hội. Đầu tư công là một hoạt động không thể thiếu của mỗi quốc gia, nó được xem là động lực quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế, là một thành phần quan trọng của tổng cầu xã hội, góp phần gia tăng tổng cung và năng lực kinh tế, đặc biệt trong việc định hình và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội của một quốc gia. Bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đất nước, đầu tư công của Việt Nam còn một số hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư. Đầu tư công kém hiệu quả không những gây lãng phí và tốn kém, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực như: Lạm phát trong nước tăng cao, mất cân đối vĩ mô, gia tăng chênh lệch giàu nghèo trong xã hội, hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của nền kinh tế trong hội nhập... Bài viết này sẽ phân tích tình hình đầu tư công trong những năm qua và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều bước phát triển đáng kể. Kết quả của công cuộc đổi mới đã nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống của người dân, cải thiện bộ mặt chung của xã hội. Đầu tư công là một hoạt động không thể thiếu của mỗi quốc gia, nó được xem là động lực quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế, là một thành phần quan trọng của tổng cầu xã hội, góp phần gia tăng tổng cung và năng lực kinh tế, đặc biệt trong việc định hình và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội của một quốc gia. Bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đất nước, đầu tư công của Việt Nam còn một số hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư. Đầu tư công kém hiệu quả không những gây lãng phí và tốn kém, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực như: Lạm phát trong nước tăng cao, mất cân đối vĩ mô, gia tăng chênh lệch giàu nghèo trong xã hội, hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của nền kinh tế trong hội nhập... Bài viết này sẽ phân tích tình hình đầu tư công trong những năm qua và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam.