Bài viết đánh giá thực trạng về trình độ giáo dục và đào tạo của lực lượng lao động thanh niên thời kỳ trước và sau suy thoái kinh tế 2007 và ảnh hưởng của chúng tới các lựa chọn việc làm của các em. Sử dụng số liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình (VHLSS) năm 2006 và 2008, kết quả nghiên cứu cho thấy, được đào tạo là một trong những nhân tố quan trọng giúp thanh niên có được việc làm tốt trên thị trường lao động (làm công trong khu vực chính thức và làm chủ sản xuất kinh doanh của hộ gia đình), đặc biệt là thời kỳ sau suy thoái kinh tế. Trong khi đó, nâng cao trình độ học vấn chỉ hỗ trợ thanh niên có thể tìm kiếm việc làm trong khu vực chính thức. Để phát triển lực lượng lao thanh niên và khắc phục những khó khăn gây ra bởi tình trạng suy giảm cầu lao động, kết quả nghiên cứu một lần nữa cung cấp cơ sở khoa học cho đề xuất tập trung ưu tiên đào tạo nghề, kỹ năng và hướng nghiệp cho thanh niên bên cạnh các giải pháp hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thông tin cho các hộ gia đình cũng như cho trực tiếp các em. So với các nghiên cứu trước đây trong cùng chủ đề, bài viết này đề cập riêng tới bốn nhóm thanh niên: (i) Làm công khu vực chính thức; (ii) Làm công khu vực phi chính thức; (iii) Làm chủ SXKD, (iv) Tự làm cho bản thân và gia đình, và chỉ rõ, giáo dục và đào tạo đã có tác động khá khác nhau tới các nhóm này. Bên cạnh đó, mô hình hồi qui Logistic nhiều lựa chọn với rủi ro thất nghiệp cũng được đưa vào mô hình nghiên cứu để phản ánh thực tế trên thị trường lao động Việt Nam, mọi lựa chọn việc làm của thanh niên phải tính tới rủi ro này.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Bài viết đánh giá thực trạng về trình độ giáo dục và đào tạo của lực lượng lao động thanh niên thời kỳ trước và sau suy thoái kinh tế 2007 và ảnh hưởng của chúng tới các lựa chọn việc làm của các em. Sử dụng số liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình (VHLSS) năm 2006 và 2008, kết quả nghiên cứu cho thấy, được đào tạo là một trong những nhân tố quan trọng giúp thanh niên có được việc làm tốt trên thị trường lao động (làm công trong khu vực chính thức và làm chủ sản xuất kinh doanh của hộ gia đình), đặc biệt là thời kỳ sau suy thoái kinh tế. Trong khi đó, nâng cao trình độ học vấn chỉ hỗ trợ thanh niên có thể tìm kiếm việc làm trong khu vực chính thức. Để phát triển lực lượng lao thanh niên và khắc phục những khó khăn gây ra bởi tình trạng suy giảm cầu lao động, kết quả nghiên cứu một lần nữa cung cấp cơ sở khoa học cho đề xuất tập trung ưu tiên đào tạo nghề, kỹ năng và hướng nghiệp cho thanh niên bên cạnh các giải pháp hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thông tin cho các hộ gia đình cũng như cho trực tiếp các em. So với các nghiên cứu trước đây trong cùng chủ đề, bài viết này đề cập riêng tới bốn nhóm thanh niên: (i) Làm công khu vực chính thức; (ii) Làm công khu vực phi chính thức; (iii) Làm chủ SXKD, (iv) Tự làm cho bản thân và gia đình, và chỉ rõ, giáo dục và đào tạo đã có tác động khá khác nhau tới các nhóm này. Bên cạnh đó, mô hình hồi qui Logistic nhiều lựa chọn với rủi ro thất nghiệp cũng được đưa vào mô hình nghiên cứu để phản ánh thực tế trên thị trường lao động Việt Nam, mọi lựa chọn việc làm của thanh niên phải tính tới rủi ro này.