Nhằm giảm thiểu các rủi ro đến từ sự thiếu hụt lương thực, Chính phủ đã triển khai các chính sách để bảo vệ quỹ đất dành cho trồng lúa. Những chính sách này có tác động rất lớn đến đời sống nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, bởi đã hạn chế quyền lựa chọn sản xuất của người nông dân. Bài viết nhằm đánh giá tác động của Chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa (RLPDP) đến năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam, trong đó sử dụng số liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS), giai đoạn 2012-2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc chỉ định đất trồng lúa có tác động tiêu cực đến năng suất lao động của các hộ nông nghiệp. Do vậy, cần tính đến điều này trong thực thi Chính sách, cụ thể là cần tính toán lại diện tính đất nông nghiệp cần thiết để đảm bảo mục tiêu về an ninh lương thực, song cũng tạo cơ hội để người nông dân được chủ động trong sản xuất, qua đó cải thiệm hiệu quả sản xuất nông nghiệp.;
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Nhằm giảm thiểu các rủi ro đến từ sự thiếu hụt lương thực, Chính phủ đã triển khai các chính sách để bảo vệ quỹ đất dành cho trồng lúa. Những chính sách này có tác động rất lớn đến đời sống nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, bởi đã hạn chế quyền lựa chọn sản xuất của người nông dân. Bài viết nhằm đánh giá tác động của Chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa (RLPDP) đến năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam, trong đó sử dụng số liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS), giai đoạn 2012-2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc chỉ định đất trồng lúa có tác động tiêu cực đến năng suất lao động của các hộ nông nghiệp. Do vậy, cần tính đến điều này trong thực thi Chính sách, cụ thể là cần tính toán lại diện tính đất nông nghiệp cần thiết để đảm bảo mục tiêu về an ninh lương thực, song cũng tạo cơ hội để người nông dân được chủ động trong sản xuất, qua đó cải thiệm hiệu quả sản xuất nông nghiệp.;