Sự hiểu biết về hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất là rất quan trọng để hướng tới phát triển các mô hình kinh tế hợp tác hiện nay, một trong những mô hình kinh tế phù hợp nhất cho quy mô sản xuất nhỏ, manh mún trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Trong bài báo này, chúng tôi dựa trên mô hình lý thuyết hành vi của A. Heidenberg (2002) tiến hành điều tra khảo sát 120 hộ trồng rừng sản xuất ở tỉnh Yên Bái, với 2 nhóm hộ tham gia hợp tác kinh tế và không hợp tác kinh tế. Kết quả cho thấy giữa 2 nhóm hộ, kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế trong trồng rừng sản xuất của nhóm hộ hợp tác kinh tế tốt hơn. Trong các biến độc lập, nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm sản xuất của các hộ, nhận thức của hộ và nhóm nhân tố thuộc về nguồn thông tin có tác động khá mạnh đến quyết định tham gia hợp tác kinh tế của họ.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Sự hiểu biết về hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất là rất quan trọng để hướng tới phát triển các mô hình kinh tế hợp tác hiện nay, một trong những mô hình kinh tế phù hợp nhất cho quy mô sản xuất nhỏ, manh mún trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Trong bài báo này, chúng tôi dựa trên mô hình lý thuyết hành vi của A. Heidenberg (2002) tiến hành điều tra khảo sát 120 hộ trồng rừng sản xuất ở tỉnh Yên Bái, với 2 nhóm hộ tham gia hợp tác kinh tế và không hợp tác kinh tế. Kết quả cho thấy giữa 2 nhóm hộ, kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế trong trồng rừng sản xuất của nhóm hộ hợp tác kinh tế tốt hơn. Trong các biến độc lập, nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm sản xuất của các hộ, nhận thức của hộ và nhóm nhân tố thuộc về nguồn thông tin có tác động khá mạnh đến quyết định tham gia hợp tác kinh tế của họ.