Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có ngành ngân hàng. Bài viết này đánh giá ba tác động chủ yếu của đại dịch Covid-19 đến ngành ngân hàng của Việt Nam: Thu nhập từ lãi giảm do sụt giảm lãi suất huy động và cấp tín dụng; Chất lượng tài sản xấu đi do hoạt động kinh doanh của khách hàng bị ngưng trệ; Sụt giảm thu nhập từ dịch vụ do gia tăng hỗ trợ khách hàng về phí dịch vụ. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các khuyến nghị giúp ngành ngân hàng tận dụng cơ hội, giảm thiểu thách thức, vượt qua khó khăn, phát huy vai trò tích cực trong việc hỗ trợ phục hồi và phát triển nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cần: (i) Trợ giúp trực tiếp thanh khoản cho các ngân hàng thương mại có hỗ trợ cụ thể đối với doanh nghiệp gặp khó khăn; (ii) Bổ sung danh mục các đối tượng được hưởng ưu tiên lãi suất trần liên quan tới đại dịch hoặc biến đổi khí hậu; (iii) Ổn định tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Các định chế tài chính cần: (i) Tận dụng cơ hội để phát triển thị trường, sản phẩm, kênh phân phối mới; (ii) Thống nhất “chuẩn chung” cho công cuộc “giải cứu” tránh lạm dụng và dòng vốn đi sai mục tiêu ban đầu.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có ngành ngân hàng. Bài viết này đánh giá ba tác động chủ yếu của đại dịch Covid-19 đến ngành ngân hàng của Việt Nam: Thu nhập từ lãi giảm do sụt giảm lãi suất huy động và cấp tín dụng; Chất lượng tài sản xấu đi do hoạt động kinh doanh của khách hàng bị ngưng trệ; Sụt giảm thu nhập từ dịch vụ do gia tăng hỗ trợ khách hàng về phí dịch vụ. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các khuyến nghị giúp ngành ngân hàng tận dụng cơ hội, giảm thiểu thách thức, vượt qua khó khăn, phát huy vai trò tích cực trong việc hỗ trợ phục hồi và phát triển nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cần: (i) Trợ giúp trực tiếp thanh khoản cho các ngân hàng thương mại có hỗ trợ cụ thể đối với doanh nghiệp gặp khó khăn; (ii) Bổ sung danh mục các đối tượng được hưởng ưu tiên lãi suất trần liên quan tới đại dịch hoặc biến đổi khí hậu; (iii) Ổn định tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Các định chế tài chính cần: (i) Tận dụng cơ hội để phát triển thị trường, sản phẩm, kênh phân phối mới; (ii) Thống nhất “chuẩn chung” cho công cuộc “giải cứu” tránh lạm dụng và dòng vốn đi sai mục tiêu ban đầu.