Bài báo nghiên cứu thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam nhằm tìm ra các giải pháp giúp ngành hàng này phát triển bền vững trong những năm tới. Từ nguồn số liệu lúa gạo giai đoạn 2006-2018, thông qua các phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, so sánh, phỏng vấn và SWOT đã cho thấy, diện tích trồng lúa duy trì khá ổn định, sản lượng tăng bình quân 2,1%/năm. Với xuất khẩu gạo, kim ngạch bình quân hàng năm đạt 2,72 tỷ USD. Gạo là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ ba thế giới và đã xuất khẩu đến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam cần nhanh chóng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh; xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường; đổi mới cơ chế, chính sách và xây dựng môi trường kinh doanh… để phát triển ổn định và bền vững, không ngừng nâng cao vị thế trên thị trường thế giới.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Bài báo nghiên cứu thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam nhằm tìm ra các giải pháp giúp ngành hàng này phát triển bền vững trong những năm tới. Từ nguồn số liệu lúa gạo giai đoạn 2006-2018, thông qua các phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, so sánh, phỏng vấn và SWOT đã cho thấy, diện tích trồng lúa duy trì khá ổn định, sản lượng tăng bình quân 2,1%/năm. Với xuất khẩu gạo, kim ngạch bình quân hàng năm đạt 2,72 tỷ USD. Gạo là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ ba thế giới và đã xuất khẩu đến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam cần nhanh chóng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh; xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường; đổi mới cơ chế, chính sách và xây dựng môi trường kinh doanh… để phát triển ổn định và bền vững, không ngừng nâng cao vị thế trên thị trường thế giới.