Nghiên cứu này nhằm xây dựng mô hình năng lực đội ngũ quản lý hợp tác xã nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long. Dữ liệu nghiên cứu thu thập theo phương pháp chọn mẫu phân tầng không theo tỷ lệ với 745 quan sát hợp lệ (gồm ban quản lý hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ liên minh hợp tác xã và Phòng Nông nghiệp huyện) được phỏng vấn trực tiếp. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) xác định được mô hình năng lực với 06 năng lực chung cần thiết (31 hành vi): (1) Kiến thức chung, (2) Hoạt động nhóm, (3) Định hướng hiệu quả, (4) Quan hệ con người, (5) Quản lý điều hành, (6) Phát huy sáng tạo. Mô hình năng lực giúp hiểu rõ hơn nhu cầu năng lực quản lý; hữu ích cho việc đo lường năng lực, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã và nâng cao năng lực đội ngũ này thông qua các chương trình đào tạo, bồi; dưỡng phát triển năng lực.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Nghiên cứu này nhằm xây dựng mô hình năng lực đội ngũ quản lý hợp tác xã nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long. Dữ liệu nghiên cứu thu thập theo phương pháp chọn mẫu phân tầng không theo tỷ lệ với 745 quan sát hợp lệ (gồm ban quản lý hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ liên minh hợp tác xã và Phòng Nông nghiệp huyện) được phỏng vấn trực tiếp. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) xác định được mô hình năng lực với 06 năng lực chung cần thiết (31 hành vi): (1) Kiến thức chung, (2) Hoạt động nhóm, (3) Định hướng hiệu quả, (4) Quan hệ con người, (5) Quản lý điều hành, (6) Phát huy sáng tạo. Mô hình năng lực giúp hiểu rõ hơn nhu cầu năng lực quản lý; hữu ích cho việc đo lường năng lực, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã và nâng cao năng lực đội ngũ này thông qua các chương trình đào tạo, bồi; dưỡng phát triển năng lực.