Bài viết này nhằm tổng quan lý thuyết về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ với tăng trưởng kinh tế và phân tích thực nghiệm mối quan hệ này sử dụng dữ liệu cấp tỉnh/thành phố ở Việt Nam trong gần một thập kỷ gần đây. Dựa trên mô hình tăng trưởng tân cổ điển có tính đến vai trò của các loại chi tiêu chính phủ khác nhau, phân tích thực nghiệm của chúng tôi chỉ ra rằng có tồn tại sự hội tụ về thu nhập giữa các tỉnh. Ngoài ra, vốn con người, FDI và sự chuyển dịch theo hướng thu hẹp khu vực nông nghiệp có vai trò tích cực của đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy bằng chứng tích cực nào của chi tiêu chính phủ, bất kể đầu tư hay tiêu dùng, trong mọi lĩnh vực, đối với tăng trưởng kinh tế. Điều này gợi ý rằng, việc thu hẹp bộ máy hành chính và rút lui khỏi các hoạt động kinh tế của nhà nước sẽ giúp ổn định kinh tế vĩ mô mà không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Bài viết này nhằm tổng quan lý thuyết về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ với tăng trưởng kinh tế và phân tích thực nghiệm mối quan hệ này sử dụng dữ liệu cấp tỉnh/thành phố ở Việt Nam trong gần một thập kỷ gần đây. Dựa trên mô hình tăng trưởng tân cổ điển có tính đến vai trò của các loại chi tiêu chính phủ khác nhau, phân tích thực nghiệm của chúng tôi chỉ ra rằng có tồn tại sự hội tụ về thu nhập giữa các tỉnh. Ngoài ra, vốn con người, FDI và sự chuyển dịch theo hướng thu hẹp khu vực nông nghiệp có vai trò tích cực của đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy bằng chứng tích cực nào của chi tiêu chính phủ, bất kể đầu tư hay tiêu dùng, trong mọi lĩnh vực, đối với tăng trưởng kinh tế. Điều này gợi ý rằng, việc thu hẹp bộ máy hành chính và rút lui khỏi các hoạt động kinh tế của nhà nước sẽ giúp ổn định kinh tế vĩ mô mà không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế.