Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng bao gồm 15 quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương, giai đoạn 2007-2017 để đánh giá các nhân tố tác động tới chất lượng thể chế. Mô hình nghiên cứu sử dụng đánh giá tác động cố định và hồi quy hệ thông hai giai đoạn GMM cho phép xử lý các yếu tố không quan sát được, không thay đổi theo thời gian và hiện tượng nhân quả đồng thời giữa tăng trưởng kinh tế tới chất lượng thể chế. Bên cạnh thu nhập bình quân đầu người, hai nhóm biến được xem xét bao gồm các yếu tố vĩ mô và các yếu tố liên quan đến quản trị nhà nước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng trưởng kinh tế kết hợp với sự ổn định các thông số vĩ mô tác động mạnh mẽ tới cải thiện chất lượng thể chế. Hơn nữa, ngược lại với tác động không rõ ràng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cấu trúc nguồn thu ngân sách của chính phủ có ảnh hưởng rõ ràng tới chất lượng thể chế.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng bao gồm 15 quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương, giai đoạn 2007-2017 để đánh giá các nhân tố tác động tới chất lượng thể chế. Mô hình nghiên cứu sử dụng đánh giá tác động cố định và hồi quy hệ thông hai giai đoạn GMM cho phép xử lý các yếu tố không quan sát được, không thay đổi theo thời gian và hiện tượng nhân quả đồng thời giữa tăng trưởng kinh tế tới chất lượng thể chế. Bên cạnh thu nhập bình quân đầu người, hai nhóm biến được xem xét bao gồm các yếu tố vĩ mô và các yếu tố liên quan đến quản trị nhà nước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng trưởng kinh tế kết hợp với sự ổn định các thông số vĩ mô tác động mạnh mẽ tới cải thiện chất lượng thể chế. Hơn nữa, ngược lại với tác động không rõ ràng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cấu trúc nguồn thu ngân sách của chính phủ có ảnh hưởng rõ ràng tới chất lượng thể chế.