Bài viết sử dụng mô hình cân bằng riêng để đánh giá tác động của việc cắt giảm thuế quan theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia đến các chỉ tiêu phúc lợi trong ngành sắt thép Việt Nam. Dựa trên cơ sở số liệu thu thập được của ngành sắt thép theo tần suất quý từ Quý 1 năm 2004 đến Quý 1 năm 2017, nghiên cứu đã lượng hóa được tác động của việc cắt giảm thuế quan đối với ngành sắt thép. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc cắt giảm thuế quan trong năm 2017 đã ảnh hưởng đến: nguồn thu ngân sách của chính phủ từ thuế bị mất đi 408.444.116 đô la Mỹ (USD) và phần thiệt hại của doanh nghiệp là 68.028.860 USD, đồng thời làm mất đi 7.270 việc làm trong ngành. Ngược lại, người tiêu dùng được lợi nhất, với tổng thặng dư của người tiêu dùng thu được lên tới 480.288.587 USD và phần bù đắp cho xã hội là 3.815.612 USD.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Bài viết sử dụng mô hình cân bằng riêng để đánh giá tác động của việc cắt giảm thuế quan theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia đến các chỉ tiêu phúc lợi trong ngành sắt thép Việt Nam. Dựa trên cơ sở số liệu thu thập được của ngành sắt thép theo tần suất quý từ Quý 1 năm 2004 đến Quý 1 năm 2017, nghiên cứu đã lượng hóa được tác động của việc cắt giảm thuế quan đối với ngành sắt thép. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc cắt giảm thuế quan trong năm 2017 đã ảnh hưởng đến: nguồn thu ngân sách của chính phủ từ thuế bị mất đi 408.444.116 đô la Mỹ (USD) và phần thiệt hại của doanh nghiệp là 68.028.860 USD, đồng thời làm mất đi 7.270 việc làm trong ngành. Ngược lại, người tiêu dùng được lợi nhất, với tổng thặng dư của người tiêu dùng thu được lên tới 480.288.587 USD và phần bù đắp cho xã hội là 3.815.612 USD.