Bài viết nhằm đánh giá thực trạng đổi mới chính trị trong mối quan hệ với đổi mới kinh tế suốt tiến trình đổi mới trong 30 năm qua, và tìm ra giải pháp để tiếp tục đổi mới chính trị đồng bộ hơn với đổi mới kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Nếu xem đổi mới chính trị trước hết là đổi mới tư duy chính trị trong lĩnh vực kinh tế, thì đổi mới chính trị không đi sau đổi mới kinh tế mà diễn ra đồng thời với đổi mới kinh tế với nhiều thành tựu theo hướng dân chủ hóa; và pháp quyền. Tuy nhiên, trong đổi mới nói chung thì đổi mới kinh tế được xem là trọng tâm, do đó diễn ra nhanh hơn đổi mới chính trị; vì vậy, đổi mới chính trị còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của đổi mới kinh tế. (2) Đổi mới chính trị trong thời gian tới không phải là đổi mới lần hai, theo đó chuyển trọng tâm từ đổi mới kinh tế sang đổi mới chính trị, cũng không thay đổi bản chất và thể chế cơ bản của chính trị “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; mà là tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị hướng đến mục tiêu ổn định chính trị, xây dựng nền dân chủ Xã hội Chủ nghĩa, phát huy đại đoàn kết toàn dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Bài viết nhằm đánh giá thực trạng đổi mới chính trị trong mối quan hệ với đổi mới kinh tế suốt tiến trình đổi mới trong 30 năm qua, và tìm ra giải pháp để tiếp tục đổi mới chính trị đồng bộ hơn với đổi mới kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Nếu xem đổi mới chính trị trước hết là đổi mới tư duy chính trị trong lĩnh vực kinh tế, thì đổi mới chính trị không đi sau đổi mới kinh tế mà diễn ra đồng thời với đổi mới kinh tế với nhiều thành tựu theo hướng dân chủ hóa; và pháp quyền. Tuy nhiên, trong đổi mới nói chung thì đổi mới kinh tế được xem là trọng tâm, do đó diễn ra nhanh hơn đổi mới chính trị; vì vậy, đổi mới chính trị còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của đổi mới kinh tế. (2) Đổi mới chính trị trong thời gian tới không phải là đổi mới lần hai, theo đó chuyển trọng tâm từ đổi mới kinh tế sang đổi mới chính trị, cũng không thay đổi bản chất và thể chế cơ bản của chính trị “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; mà là tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị hướng đến mục tiêu ổn định chính trị, xây dựng nền dân chủ Xã hội Chủ nghĩa, phát huy đại đoàn kết toàn dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.