Bài viết sử dụng hai chỉ số thương mại là Lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và Định hướng khu vực (RO) để đánh giá tác động kinh tế của AFTA và RCEP đối với các ngành hàng của Việt Nam được mã hóa HS 2 chữ số. Nhiều ngành hàng có lợi thế so sánh hiện hữu đã và đang hưởng lợi từ AFTA, và sẽ tiếp tục hưởng lợi từ RCEP như Ngũ cốc (mã HS là 10), Cao su (40), Hàng dệt kim (60)... Đáng chú ý là một danh mục mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh và có thể hưởng lợi từ tác động tạo lập thương mại chỉ khi Việt Nam tham gia RCEP như Sản phẩm xay xát (11), Vật liệu thực vật dùng để tết bện (14), Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ (44)... Một số ngành hàng mặc dù có lợi thế nhưng vẫn chưa tìm được chỗđứng trên thị trường RCEP và cần được quan tâm thích đáng để tận dụng ưu đãi được từ RCEP, như Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa (19), hay Xơ sợi staple nhân tạo (55).
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Bài viết sử dụng hai chỉ số thương mại là Lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và Định hướng khu vực (RO) để đánh giá tác động kinh tế của AFTA và RCEP đối với các ngành hàng của Việt Nam được mã hóa HS 2 chữ số. Nhiều ngành hàng có lợi thế so sánh hiện hữu đã và đang hưởng lợi từ AFTA, và sẽ tiếp tục hưởng lợi từ RCEP như Ngũ cốc (mã HS là 10), Cao su (40), Hàng dệt kim (60)... Đáng chú ý là một danh mục mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh và có thể hưởng lợi từ tác động tạo lập thương mại chỉ khi Việt Nam tham gia RCEP như Sản phẩm xay xát (11), Vật liệu thực vật dùng để tết bện (14), Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ (44)... Một số ngành hàng mặc dù có lợi thế nhưng vẫn chưa tìm được chỗđứng trên thị trường RCEP và cần được quan tâm thích đáng để tận dụng ưu đãi được từ RCEP, như Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa (19), hay Xơ sợi staple nhân tạo (55).