Để chuẩn bị tốt hơn cho việc Việt Nam đàm phán các hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) cũng như các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và các nước đối tác, đánh giá tác động tiềm năng của các hiệp định là rất cần thiết. Bài viết sử dụng mô hình phân tích cân bằng cục bộ SMART nhằm phân tích tác động tiềm năng của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP) giữa ASEAN và 6 nước đối tác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và New Zealand) tới các ngành hàng của Việt Nam. Các ngành được phân tích ở cấp độ 6 chữ số HS. Phân tích đã chỉ ra những ngành có tiềm năng chịu tác động nhiều nhất từ RCEP dưới góc độ thị trường nhập khẩu Việt Nam, thu thuế của chính phủ Việt Nam, thặng dư của người tiêu dùng Việt Nam và lợi ích của các nước đối tác xuất khẩu sang thị trường Việt Nam. Kết quả cho thấy, dưới tác động của RCEP, mức tăng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam và mức thất thu từ thuế nhập khẩu của chính phủ là tương đối lớn. Tuy nhiên, việc nhập khẩu gia tăng chủ yếu tập trung ở những hàng hóa trung gian, những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất những mặt hàng thuộc về lợi thế so sánh để xuất khẩu của Việt Nam.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Để chuẩn bị tốt hơn cho việc Việt Nam đàm phán các hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) cũng như các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và các nước đối tác, đánh giá tác động tiềm năng của các hiệp định là rất cần thiết. Bài viết sử dụng mô hình phân tích cân bằng cục bộ SMART nhằm phân tích tác động tiềm năng của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP) giữa ASEAN và 6 nước đối tác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và New Zealand) tới các ngành hàng của Việt Nam. Các ngành được phân tích ở cấp độ 6 chữ số HS. Phân tích đã chỉ ra những ngành có tiềm năng chịu tác động nhiều nhất từ RCEP dưới góc độ thị trường nhập khẩu Việt Nam, thu thuế của chính phủ Việt Nam, thặng dư của người tiêu dùng Việt Nam và lợi ích của các nước đối tác xuất khẩu sang thị trường Việt Nam. Kết quả cho thấy, dưới tác động của RCEP, mức tăng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam và mức thất thu từ thuế nhập khẩu của chính phủ là tương đối lớn. Tuy nhiên, việc nhập khẩu gia tăng chủ yếu tập trung ở những hàng hóa trung gian, những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất những mặt hàng thuộc về lợi thế so sánh để xuất khẩu của Việt Nam.