Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của việc đầu tư cho học đại học đối với cá nhân người học tại Việt Nam, với giả thiết học phí sẽ được tăng gấp 3 lần so với Khung học phí quy định tại 49/2010/NĐ-CP ngày 15/5/2010 của Chính phủ (Chính phủ, 2010), như đề xuất tại tờ trình số 18/TTr-BGDĐT ngày 14/1/2014 gửi Thủ tướng Chính phủ. Nghiên cứu kết luận, dù tăng gấp 3 lần, học phí chưa bất hợp lý so với mặt bằng chung về giá cả của xã hội. Quan trọng hơn, đầu tư cho học đại học vẫn có hiệu quả cao về mặt tài chính đối với cá nhân người học, tương đương với việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng theo phương thức lãi nhập gốc, với lãi suất thực dương 2,65%/năm. Trên cơ sở này, Nghiên cứu ủng hộ đề xuất về việc thí điểm tăng trần học phí của tờ trình số 18/TTr-BGDĐT nói trên.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của việc đầu tư cho học đại học đối với cá nhân người học tại Việt Nam, với giả thiết học phí sẽ được tăng gấp 3 lần so với Khung học phí quy định tại 49/2010/NĐ-CP ngày 15/5/2010 của Chính phủ (Chính phủ, 2010), như đề xuất tại tờ trình số 18/TTr-BGDĐT ngày 14/1/2014 gửi Thủ tướng Chính phủ. Nghiên cứu kết luận, dù tăng gấp 3 lần, học phí chưa bất hợp lý so với mặt bằng chung về giá cả của xã hội. Quan trọng hơn, đầu tư cho học đại học vẫn có hiệu quả cao về mặt tài chính đối với cá nhân người học, tương đương với việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng theo phương thức lãi nhập gốc, với lãi suất thực dương 2,65%/năm. Trên cơ sở này, Nghiên cứu ủng hộ đề xuất về việc thí điểm tăng trần học phí của tờ trình số 18/TTr-BGDĐT nói trên.