Hệ thống các văn bản dưới luật về đầu tư công được xây dựng từ nhiều năm trước nên đến nay đã bộc lộc nhiều bất cập và đặc biệt không còn phù hợp với tinh thần đổi mới của Luật đầu tư công vừa mới được Quốc hội thông qua. Bài viết sử dụng Khung chẩn đoán đánh giá quản lý đầu tư công của Ngân hàng thế giới để phân tích những bất cập đó và đề xuất các giải pháp khắc phục. Những hạn chế chính được chỉ ra là: (i) khuôn khổ thể chế không thuận lợi cho lập kế hoạch và theo dõi đánh giá đầu tư công dựa trên kết quả; (ii) năng lực thể chế không thỏa đáng, trách nhiệm giải trình chưa rõ ràng và thiếu động lực trong quản lý chương trình, dự án đầu tư công; (iii) thiếu kế hoạch hành động trung hạn và khung kết quả trong các bản kế hoạch; (iv) công tác thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư công còn yếu; và (v) công tác đánh giá đầu tư công thiếu tính khách quan và chưa làm rõ được tiêu chí, mục đích đánh giá. Từ đó, bài viết đưa ra bốn kiến nghị để tăng cường hiệu lực hệ thống quản lý đầu tư công: (i) áp dụng khung kết quả trong lập kế hoạch và chương trình, dự án đầu tư công; (ii) sử dụng hệ thống theo dõi đánh giá dựa trên kết quả thay thế cách theo dõi đánh giá truyền thống; (iii) áp dụng tiêu chí và chỉ số theo dõi đánh giá được quốc tế công nhận; và (iv) xây dựng, sử dụng cơ sở dữ liệu và hệ thống báo cáo thống nhất để theo dõi đầu tư công.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Hệ thống các văn bản dưới luật về đầu tư công được xây dựng từ nhiều năm trước nên đến nay đã bộc lộc nhiều bất cập và đặc biệt không còn phù hợp với tinh thần đổi mới của Luật đầu tư công vừa mới được Quốc hội thông qua. Bài viết sử dụng Khung chẩn đoán đánh giá quản lý đầu tư công của Ngân hàng thế giới để phân tích những bất cập đó và đề xuất các giải pháp khắc phục. Những hạn chế chính được chỉ ra là: (i) khuôn khổ thể chế không thuận lợi cho lập kế hoạch và theo dõi đánh giá đầu tư công dựa trên kết quả; (ii) năng lực thể chế không thỏa đáng, trách nhiệm giải trình chưa rõ ràng và thiếu động lực trong quản lý chương trình, dự án đầu tư công; (iii) thiếu kế hoạch hành động trung hạn và khung kết quả trong các bản kế hoạch; (iv) công tác thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư công còn yếu; và (v) công tác đánh giá đầu tư công thiếu tính khách quan và chưa làm rõ được tiêu chí, mục đích đánh giá. Từ đó, bài viết đưa ra bốn kiến nghị để tăng cường hiệu lực hệ thống quản lý đầu tư công: (i) áp dụng khung kết quả trong lập kế hoạch và chương trình, dự án đầu tư công; (ii) sử dụng hệ thống theo dõi đánh giá dựa trên kết quả thay thế cách theo dõi đánh giá truyền thống; (iii) áp dụng tiêu chí và chỉ số theo dõi đánh giá được quốc tế công nhận; và (iv) xây dựng, sử dụng cơ sở dữ liệu và hệ thống báo cáo thống nhất để theo dõi đầu tư công.