Vốn xã hội là một lĩnh vực khoa học còn chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, đây không phải là một lĩnh vực hoàn toàn mới và đã được các nhà kinh tế bắt đầu quan tâm nghiên cứu từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX khi đi tìm lời giải cho câu hỏi về vai trò của các yếu tố xã hội và văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Ngạc nhiên nhưng không bất ngờ, các nhà nghiên cứu kinh tế phát hiện ra rằng lòng tin, mối quan hệ hay mạng lưới xã hội với các quy tắc và chuẩn mực hành vi nhất định, là những nhân tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các quyết định và hành vi của con người trong các hoạt động kinh tế. Tất cả những yếu tố này đều là thuộc tính của một nhân tố kinh tế quan trọng đó là con người bởi nhận thức và hành vi của họ luôn chịu tác động rất lớn từ những yếu tố trong môi trường văn hóa – xã hội nơi họ sống và lao động. Vốn xã hội và vốn văn hóa, hợp với vốn kinh tế, đã tạo nên ba cột trụ cho sự phát triển của một nền kinh tế. Đối với một quốc gia giàu tài nguyên văn hóa và xã hội như Việt Nam, nghiên cứu về vốn xã hội và vốn văn hóa có ý nghĩa cực kỳ to lớn.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Vốn xã hội là một lĩnh vực khoa học còn chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, đây không phải là một lĩnh vực hoàn toàn mới và đã được các nhà kinh tế bắt đầu quan tâm nghiên cứu từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX khi đi tìm lời giải cho câu hỏi về vai trò của các yếu tố xã hội và văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Ngạc nhiên nhưng không bất ngờ, các nhà nghiên cứu kinh tế phát hiện ra rằng lòng tin, mối quan hệ hay mạng lưới xã hội với các quy tắc và chuẩn mực hành vi nhất định, là những nhân tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các quyết định và hành vi của con người trong các hoạt động kinh tế. Tất cả những yếu tố này đều là thuộc tính của một nhân tố kinh tế quan trọng đó là con người bởi nhận thức và hành vi của họ luôn chịu tác động rất lớn từ những yếu tố trong môi trường văn hóa – xã hội nơi họ sống và lao động. Vốn xã hội và vốn văn hóa, hợp với vốn kinh tế, đã tạo nên ba cột trụ cho sự phát triển của một nền kinh tế. Đối với một quốc gia giàu tài nguyên văn hóa và xã hội như Việt Nam, nghiên cứu về vốn xã hội và vốn văn hóa có ý nghĩa cực kỳ to lớn.